Đừng đánh rơi sự chuyên nghiệp

Thời gian trong một ngày của chúng ta chủ yếu là ở nơi làm việc, nên chắc bạn cũng như tôi, luôn mong muốn mình được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, văn minh và lịch sự. Nhưng có đôi lúc, bạn lại phải đối mặt với những điều không mong muốn.

Cô em tôi gặp phải một chuyện khá đau đầu ở công ty, đó là việc dựng chuyện nơi công sở, thói ganh tỵ và tật nói xấu sau lưng. Cô kể nơi cô làm việc, có một nhóm người có óc tưởng tượng và dựng chuyện "không biên giới". Là một nhân viên chăm chỉ và gương mẫu, cô em tôi luôn được sếp tin tưởng giao cho những việc mới, việc khó trong công ty và cô luôn cố gắng hoàn thành tốt. Mọi việc sẽ không có gì cho đến một hôm, có người nói thẳng với cô rằng những nhân viên còn lại đều không thích cô vì trăm ngàn lý do, và họ gọi cô là em gái mưa của sếp. Chuyện làm cô khổ sở nhất là cứ đến cuối tháng, công ty tính hiệu suất công việc KPI để trả lương, thì cô lại bị đồng nghiệp tỵ nạnh điểm cao điểm thấp, đến mức khiếu nại cả lên cấp trên, dù mức lương đó là công sức làm việc của cô, và chuyện tra xét lương bổng của nhau trong một công ty để so bì là một việc làm không chuyên nghiệp. Nhưng chuyện đó cứ diễn ra liên tục, khiến cô mệt mỏi. Cô đang không biết ứng xử thế nào, bởi nơi cô làm việc là một đơn vị chuyên nghiệp, nhưng nhiều nhân viên đang mất dần sự chuyên nghiệp.

Không chỉ ở nơi làm việc, ở nhiều môi trường khác, chúng ta cũng có thể gặp phải tình huống tương tự. Ngày xưa, Hường cũng đã từng trải qua cảm giác đó. Có lần, nghe được những lời nói xấu sau lưng, Hường cảm thấy căng thẳng, oan ức, thậm chí là có lúc trong đầu bật lên suy nghĩ về một quyết định mà sau này nghĩ lại mới thấy nếu lúc đó mình mà làm thế thì sẽ phạm phải sai lầm lớn.

Có người chia sẻ với Hường, thay vì đối mặt thì nên chọn cách lờ đi. Tất nhiên, sự khó chịu, tức giận hay cảm thấy bị tổn thương là điều khó tránh khỏi. Những lúc đó, Hường chọn cách cho mình thời gian để bình tĩnh lại. Việc cư xử bốc đồng trong lúc nóng giận thường không mang lại kết quả tốt. Kinh nghiệm đau thương từ quá khứ cho thấy, mỗi khi mất bình tĩnh, mình có thể có những cư xử thiếu chín chắn. Nên tập trung cho điều quan trọng hơn là hiện tại và tương lai. Mình đâu thể xấu đi chỉ vì lời nói của người khác.

Và điều quan trọng nhất, chúng ta đi làm là để làm việc. Vì vậy, ở đó chúng ta chỉ nên tập trung vào công việc chứ không bàn chuyện cá nhân. Điều cuối cùng chúng ta cần là công việc suôn sẻ, trôi chảy chứ không phải là muốn kết thân với bất kỳ ai. Chúng ta sẽ lãng phí thời gian nếu cứ mãi mong muốn những người kia thay đổi cách nghĩ của họ về cá nhân mình. Mặc kệ cho ai đó đang dành phần lớn thời gian cho việc trình diễn, ta cứ tập trung vào việc của mình, nâng cao hiệu quả công việc chính là cách hay nhất để đáp trả lại những hành vi thiếu chuyên nghiệp mà bạn đang gặp phải.

Tha thứ cũng là một cách để chúng ta có thể bước qua tin đồn một cách nhẹ nhàng. Bởi nhiều khi chúng ta chọn tha thứ không phải vì người đó đáng được tha thứ, mà chính chúng ta xứng đáng được thanh thản. Chúng ta không thể đánh mất đi chính bản thân mình, chỉ vì sự thiếu chuyên nghiệp của bất kỳ ai./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trải qua các cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đất nước ta đã sản sinh ra những thế hệ thanh niên đại diện cho mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước. Như thế hệ làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"; thế hệ một thời hoa đỏ 'xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước'; thế hệ 'sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử' trong chiến tranh bảo vệ biên giới...

Con đường ngày xưa chúng tôi đi học, lòng đường bé tin hin bằng hai gang bàn tay người lớn, thêm sỏi đá mấp mô ngáng bánh xe đạp không thương tiếc. Bữa nào vừa nhấn bàn đạp mải miết, vừa ngúc ngoắc đầu nói chuyện là gặp hòn đá xóc nảy người, chiếc cặp nhẹ tênh có khi giật mình rơi khỏi giỏ xe cà tàng. Con đường “huyền thoại” ấy chưa đi vào thơ ca nhạc họa của văn nghệ sĩ bao giờ nhưng nó đi vào ký ức tuổi thơ của chúng tôi cho tới tận hôm nay.

Sự hiện hữu của thời gian trở nên rõ rệt là khi trên khuôn mặt xuất hiện thêm những nếp gấp, một vài vết tàn nhang cùng màu tóc dần ngả bạc. Thời gian vô tình khiến những hoạt động mà mình vốn yêu thích bỗng trở nên khó thực hiện, mặc dù lòng nhiệt huyết vẫn còn nhưng tuổi tác và khuôn mặt đã không còn phù hợp nữa rồi.

Phố bắt đầu ngày mới bằng những sắc hoa thuỳ mị trong chợ hoa Quảng Bá. Đường Âu Cơ tươi xinh màu sắc trong tia nắng dịu nhẹ chưa vương mùi bụi khói. Tâm thức anh chợt lạc về câu chuyện em nói với anh ngày xưa khi anh cùng em ngang qua đoạn đường này.

Thấm thoắt, ngoại tôi đã về miền mây trắng đoàn tụ với ông bà tổ tiên được mười sáu năm rồi. Từ ngày ngoại mất, số lần tôi theo mẹ về quê chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Mỗi năm tới ngày giỗ ngoại, tuy không nói ra nhưng tôi cảm nhận được nỗi buồn nghẹn lại trong lồng ngực mẹ nếu năm đó mẹ không thể sắp xếp về quê thắp cho ngoại nén hương.

Thuở bé, mỗi lần được nằm gối đầu lên đùi mẹ, lắng tai nghe những giai điệu trong trẻo mà sâu lắng từ những câu hát ầu ơ quen thuộc, lòng tôi mỗi lúc ấy đều cảm thấy dễ chịu và ấm áp lạ thường. Sau này, khi năm tháng trôi đi, bôn ba trên khắp các nẻo đường xuôi ngược, hễ vô tình được nghe thấy thứ âm thanh giản dị và thân thương ấy, thì những ký ức tuổi thơ trong tôi lại nối tiếp theo tiếng hát tìm về.