Dung dưỡng văn hóa Hà Nội giữa Sài Gòn
Phải mang được đặc trưng của Hà Nội vào Sài Gòn
Giữa ngã tư con phố Đồng Đen và Hồng Hạc (Quận Tân Bình, TP.HCM), không khó để bắt gặp khung cảnh nhà hàng bún đậu mang đậm đặc trưng Hà Nội xưa cũ, một phong cách thơ mộng, thanh lịch và sâu lắng như chính những người con xứ Bắc.
Tiến vào không gian bên trong, mọi ngóc ngách ở đây đặc sắc, tinh tế đến lạ kỳ. “Vì sao lại có một nhà hàng ở Sài Gòn nhưng mang đậm tâm hồn, lịch sử con người miền Bắc đến vậy? Mọi hình ảnh mắt tôi trông thấy ở đây đều không có góc chết; nó khiến tôi thắc mắc: chủ nhà hàng này là ai, sao có thể chỉn chu đến thế?” – thực khách Trương Hoài An thắc mắc.
Để giải đáp về sự chỉn chu, đậm văn hóa Hà Nội dành cho thực khách, biểu hiện trong từng ngóc ngách tại nhà hàng, người đồng sáng lập nhà hàng Đậu Homemade Nguyễn Thu Hằng chia sẻ “Thời điểm bắt đầu, tôi và Giang - cô bạn sáng lập Đậu Homemade, nói với tôi rằng, chúng ta làm gì cũng được nhưng phải mang được đặc trưng văn hóa của Hà Nội vào Sài Gòn. Sau khi suy nghĩ, Giang thấy rằng ẩm thực là điều khiến mọi người dễ dàng tiếp nhận và từ đó món bún đậu của chúng tôi ra đời. Khi bắt đầu nhận được những tín hiệu khả quan, Giang ấp ủ rằng không thể nào chỉ là ẩm thực Hà Nội mà phải lồng ghép cả văn hóa vào đây.”
Hai cô gái Hoàng Hương Giang và Nguyễn Thu Hằng là những người con của Hà Nội và cũng là đại diện cho thế hệ trẻ lập nghiệp tại vùng đất Sài Gòn nhộp nhịp bằng món bún đậu mắm tôm trứ danh xứ Bắc.
Với cơ duyên Nam tiến và từng là tiếp viên hàng không Vietnam Airline, năm 2012, hai cô lựa chọn khu vực kề cận sân bay, tại số 6 Hồng Hà (Tân Bình, TP.HCM) – khu vực có nhiều người miền Bắc sinh sống, làm địa điểm đầu tiên cho nhà hàng mang tên Đậu Homemade. Trong tuần đầu hoạt động, nhà hàng không thu tiền để mọi thực khách của Sài Gòn có thể trải nghiệm hương vị mắm tôm vốn nổi tiếng khó chiều lòng thực khách, và may mắn đã mỉm cười với hai cô gái.
Khăn gói về Hà Nội học múa rối nước để thực hiện hóa ước muốn
Nhiều năm qua, nhà hàng luôn hướng tới những người con Hà Nội xa quê và thực khách mọi miền đến thưởng thức ẩm thực Hà Nội - những vị khách nước ngoài, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp hay địa vị xã hội. “Đậu không lựa chọn thực khách mà thực khách đang lựa chọn Đậu, chỉ cần yêu bún đậu là được. Có những khách Việt Kiều chưa bao giờ ăn mắm tôm, nhưng ăn vài lần là nghiện. Đó là điều may mắn!” - chị Hằng chia sẻ.
Với xuất thân từ gia đình có truyền thống nghệ thuật, chị Giang và Hằng tiếp tục khăn gói về Bắc và ở lại nhà ông Phan Thanh Liêm, nghệ sĩ múa rối nước đời thứ 7 của một gia đình có truyền thống nghệ thuật múa rối nước lâu đời, để học hỏi và mang về vận hành ngay trong nhà hàng bún đậu.
Ban đầu, hai cô gái mời thực khách đến xem trực tiếp múa rối nước do chính tay Hoàng Hương Giang biểu diễn. Sau đó, chị Giang đào tạo nhân viên để sẵn sàng phục vụ thực khách đến nhà hàng vừa có thể thưởng thức được món ăn, tận hưởng được không gian và cả nghệ thuật miền Bắc giữa Sài Gòn.
Nói về điều tự hào nhất của hai cô gái, chị Hằng chia sẻ “Hằng và Giang sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Chưa nói đến những điều lớn lao khác, mà ngay trong giọng nói đã là điều khiến chúng tôi rất tự hào. Là người trẻ dù hướng đến ngành nghề nào, thì việc dung dưỡng và lan tỏa giá trị văn hóa cội nguồn để quê nhà có thể tự hào về những người con xa xứ.” – chị Hằng chia sẻ.
Hướng đến nguồn nguyên liệu sạch
Đậu Homemade có nghĩa là “nhà làm”, bún đậu được chế biến ngay tại quán và bày trên mẹt bao gồm bún lá ép chặt từ bột gạo, đậu mơ đặc sản rán giòn ngoài mặt, thơm bùi bên trong, chả cốm chiên ráo dầu và vài lát thịt chân giò hấp, ăn kèm với rau tía tô, kinh giới và dưa leo.
Do nhu cầu xanh sạch của thực khách ngày càng tăng, hai cô gái quyết định triển khai trang trại công nghệ cao với diện tích 5 ha để phục vụ rau sạch cho thực khách của nhà hàng.
“Tôi là người Hà Nội sinh sống ở Sài Gòn đã 14 năm, đối với tôi việc tìm kiếm một món ăn miền Bắc đúng vị và có thể mường tượng được quê hương khi ăn rất khó. Tôi tìm được đến đây và gia đình tôi cũng rất yêu thích món bún đậu này.”, thực khách Trịnh Xuân Hùng chia sẻ.
Phong trào khởi nghiệp sáng tạo đã khơi dậy khát vọng, tinh thần của rất nhiều người trẻ. Tuy nhiên, việc lan tỏa những giá trị truyền thống, cũng như văn hóa các vùng miền kết hợp trong mô hình kinh doanh không phải dễ dàng.
Trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội thảo “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc – khơi nguồn và phát triển”.
Chào mừng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc Triển lãm thư pháp Thăng Long - Hà Nội với chủ đề “Hương sắc Thăng Long”.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11 năm 2024 vào ngày 2/11.
Tại Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, 200 tác phẩm của 87 tác giả đã được giới thiệu tới công chúng.
Trong tháng 11/2024, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”.
Ban nhạc Ngũ Cung được coi là nhóm nhạc tiên phong trong việc gìn giữ di sản bằng nghệ thuật âm nhạc khi chính thức ra mắt album mang tên "Di sản" vào hôm 1/11.
0