Dùng lại đồ cũ, xu hướng tiêu dùng nhiều người ưa chuộng

Mua sắm hàng cũ đang trở thành một xu thế tiêu dùng ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Nhiều người thích dùng đồ cũ vì chúng rẻ và hợp túi tiền, có người lại mê cái vẻ xưa cũ nhuốm màu thời gian của đồ cũ.

Xu hướng sử dụng các món đồ thời trang cũ rộ lên từ những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ trước. Dần dần, thói quen mua sắm và sử dụng các mặt hàng ''cũ người mới ta'' trở thành xu hướng được nhiều người ưa chuộng. Đến nay, việc thu mua và bán lại đồ cũ ngày càng phát triển và mở rộng.

Tại Hà Nội, hiện có không ít các khu chợ bán đồ cũ thuộc đủ các lĩnh vực như: đồ gia dụng, thiết bị điện tử, đồ cổ, giả cổ, đồ thời trang…

Kho hàng đồ cũ với cả nghìn chủng loại ở chợ đồ cũ Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội).

Chợ đồ cũ ở xã Hải Bối (huyện Đông Anh, Hà Nội) được hình thành cách đây 10 năm là một trong những địa chỉ quen thuộc không chỉ với những người có thu nhập thấp, mà ngay cả những người có thu nhập cao, thậm chí có cả những vị khách nước ngoài.

Khác với nhiều chợ  đồ cũ ở Hà Nội chia thành từng kiot hay sạp riêng lẻ, thì chợ đồ cũ Hải Bối là một kho hàng với cả nghìn chủng loại, với đủ các mặt hàng từ bát đĩa, nồi niêu, xoong chảo, sofa, giường tủ, bàn ghế cho đến đồ điện tử như tivi, tủ lạnh, điều hòa thậm chí có cả các đồ cổ hay đồ giả cổ… Khách hàng đến đây, có thể chọn cho mình nhiều đồ dùng trong gia đình vẫn còn tốt mà giá thành lại rẻ hơn rất nhiều nếu mua mới.

Nhiều người thích dùng đồ cũ vì chúng rẻ và hợp túi tiền, có người lại thích mua đồ cũ vì muốn tìm kiếm những món đồ độc lạ, các món đồ cổ để thỏa mãn niềm đam mê của mình. Chính vì vậy nên các khu chợ đồ cũ, đồ cổ luôn là địa điểm lý tưởng để những ''nhà sưu tầm'' giao lưu, mua bán các món đồ độc lạ chuẩn ''cũ người mới ta''.

Chợ đồ cũ Vạn Phúc là điểm đến cho những ai ưa thích sưu tầm đồ xưa, đồ cũ.

Nằm trên đường Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội), chợ đồ cũ Vạn Phúc là điểm đến cho những ai ưa thích sưu tầm đồ xưa, đồ cũ. Chợ họp vào các ngày 5, 10, 15, 20, 25, 30 hằng tháng theo lịch âm và luôn thu hút được đông đảo người tiêu dùng trên địa bàn thành phố. Khách đến đây trao đổi kể cả những món đồ còn sử dụng được hoặc không còn sử dụng được nữa, từ những bình gốm sứ, bi đông, mũ sắt... cho đến những đồ giả cổ và nhiều đồ gia dụng khác. Mặt hàng nhiều nhất là đồ điện tử, nếu lựa chọn khéo, khách hàng có thể tìm mua được nhiều món đồ ưng ý với giá cả hợp lý.

Không phải tự nhiên đồ cũ được ưa chuộng và nhanh chóng trở thành xu hướng mua sắm bùng nổ trong cuộc sống hiện đại. Nhiều người thích dùng đồ cũ vì chúng rẻ và hợp túi tiền, có người lại mê cái vẻ xưa cũ nhuốm màu thời gian của đồ cũ, còn những tín đồ ưa chuộng đồ cổ tìm mua đồ cũ để thỏa mãn niềm đam mê.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.

Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.

Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.

Khác biệt với những môn thể thao phải vận động mạnh, yoga nhìn nhẹ nhàng nhưng lại giúp cho người tập rèn luyện cả về "tâm-thân-trí". Điều này cũng đòi hỏi những huấn luyện viên yoga phải có kinh nghiệm nhất định.