Đừng mua nhà bây giờ, khi chung cư đang bị 'thổi giá'
Hiện giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong hai tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Thậm chí nhiều chung cư đã tăng giá đến 33%. Đó là khu đô thị Mỹ Đình Sông Đà – Sudico (tăng từ 30 lên 40 triệu đồng/m2), The Pride (từ 25 lên 34 triệu đồng/m2), Sun Grand City (từ 80 lên 107 triệu đồng/m2).
Theo nhà môi giới thì người dân sẽ phải bỏ ra hơn 4,1 tỷ đồng (tương đương 45 triệu đồng/m2) để mua căn hộ 93m2, đã sử dụng gần 20 năm tại tòa CT1 tại khu đô thị Mỹ Đình - Sudico.
Giá chung cư bị đẩy cao nhưng giao dịch thực tế không tăng.
Theo số liệu từ Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, đăng ký biến động đất đai, bao gồm cả đất thổ cư và nhà chung cư tháng 2 năm nay chưa bằng một nửa so với tháng 11 năm ngoái. Cụ thể như sau:
- Tháng 11/2023: Tổng số tiếp nhận giải quyết: hơn 22 nghìn hồ sơ.
- Tháng 02/2024: Tổng số tiếp nhận giải quyết: hơn 10 nghìn hồ sơ.
Các văn phòng môi giới nhà đất cũng vắng vẻ, lượng giao dịch biến động đất đai giảm khi giá nhà vượt xa mức thu nhập. Bởi tính trung bình để mua một căn hộ chung cư nhỏ phải mất 25 năm lao động nên không có nhiều người mua.
Đến hết năm 2023, Hà Nội vẫn còn tồn kho khoảng 27.500 căn chung cư, trong đó:
- Căn hộ trung - cao cấp chiếm 85%
- Căn hộ sơ cấp chiếm 9%
Như vậy, nguồn cung đang dư thừa tới vài chục ngàn căn hộ nghĩa là không thiếu nhà mà chỉ thiếu nguồn cung nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội. Trong khi đó ở các phân khúc khác, giá đều được đẩy cao. Rõ ràng, đây là giá ảo, không thực tế.
Nhiều đơn vị cung cấp phát triển bất động sản và các sàn trung gian đưa ra nguyên nhân lệch cung - cầu cùng dự báo thị trường nhưng thiếu thuyết phục và tính minh bạch, nhằm đẩy sự khan hiếm căn hộ và giá tăng phi mã không còn ở giá trị thực.
Chung cư giá ảo, nhà cung cấp và sàn trung gian là các đơn vị hưởng lợi lớn nhất khi hạn chế sản phẩm tồn kho, thu nguồn tiền nhưng sự rủi ro đẩy về phía người mua và gây bất ổn trong đời sống kinh tế - xã hội.
Khi lấy ý kiến xây dựng Luật kinh doanh bất động sản, việc làm giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản cần phải được xem xét hình sự đã được nhiều đại biểu đề cập.
Cá nhân tôi cho rằng hành vi thao túng trong thị trường bất động sản cũng nguy hiểm không kém thị trường chứng khoán. Và Bộ Luật hình sự cũng đã có quy định xử lý việc này. Đáng nói là hiện nay, việc thao túng thị trường bất động sản diễn ra rất tinh vi tạo bong bóng dẫn đến giá trên trời so với giá thực tế.
Ông Trịnh Xuân An - Đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai.
Trong khi chưa có chế tài xử lý mạnh thì lúc này, người dân hãy thật tỉnh táo và cân nhắc kỹ khi mua nhà, chỉ mua nếu có nhu cầu bức thiết, bởi nếu không sẽ tạo cơ hội cho một bộ phận nhà đầu tư, đầu cơ thu lợi và gây nhiễu loạn thị trường.
Sau 20 năm, những vướng mắc về giải phóng mặt bằng, quy hoạch tại Khu đô thị mới Chi Đông (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) đang được tháo gỡ.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố. Theo quyết định mới, bảng giá đất hiện hành sẽ được điều chỉnh và tiếp tục có hiệu lực áp dụng từ nay đến ngày 31/12/2025.
Trong phiên họp giải trình, Thường trực HĐND TP Hà Nội đề nghị UBND thành phố nghiên cứu các cơ chế, chính sách, quy định về đấu giá quyền sử dụng đất bãi bồi ven sông để làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng.
Triển khai Công điện số 130 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố đã ban hành công văn số 4255 yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án nhà ở xã hội.
Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh số 5 quốc gia tổ chức đấu giá quyền sử dụng 11 thửa đất tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt vào ngày 19/12. Các thửa đất đấu giá có diện tích từ 100 đến 155m²/thửa, giá khởi điểm 1.515.000 đồng/m².
Ngành bất động sản Việt Nam đang hòa cùng làn sóng chuyển đổi xanh trên toàn cầu với số lượng dự án xanh tăng nhanh. Tính đến nay, cả nước có hơn 400 dự án.
0