Dùng thiết bị sưởi đúng cách không ảnh hưởng tới sức khỏe
Khi trời lạnh, nhiều gia đình sử dụng máy sưởi, quạt sưởi bằng cách bật nhiệt độ rất cao để có cảm giác ấm nóng đối nghịch với thời tiết bên ngoài. Cũng giống như sử dụng máy lạnh vào mùa hè, sự chênh lệch quá lớn nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Đó là chưa kể đến vào mùa đông, để nhiệt độ quá cao cũng sẽ gây sốc nhiệt và làm khô da. Vì vậy, để sử dụng các thiết bị sưởi không gây ảnh hưởng cho sức khỏe, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
Không để nhiệt độ thiết bị sưởi quá cao
Nhiệt độ tốt nhất là chỉ chênh lệch so với nhiệt độ ngoài trời từ 5-10 độ C. Theo đó thì nhiệt độ tối ưu nhất vào mùa đông dao động xung quanh ngưỡng 25 độ C. Trong khi bật máy sưởi, nên để hé cửa phòng để không khí được lưu thông, giảm được tình trạng mắc các bệnh về đường hô hấp.
Đối với trẻ nhỏ, khi dùng quạt sưởi sẽ làm khô chất nhầy niêm mạc mũi có thể gia tăng khả năng mắc các bệnh như cúm, viêm xoang, hoặc nhiễm trùng hô hấp trên. Nếu nhiệt độ trong phòng bé trở nên quá nóng, bé có khả năng mất nước hoặc có thể làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh(SIDS). Vì vậy, khi dùng quạt sưởi, không được bật – tắt quạt quá đột ngột. Mỗi quạt đều có chức năng điều chỉnh nhiệt độ nên cần giảm nhiệt dần rồi mới tắt. Điều này vừa giúp bé dần thích ứng với nhiệt độ vừa giúp bảo vệ quạt được tốt hơn.
Đặt máy sưởi ở khoảng cách an toàn
Trời quá lạnh, nhiều người có sở thích để máy sưởi sát giường ngủ rất nguy hiểm, có thể dẫn đến cháy, nguy hiểm tính mạng. Khoảng cách an toàn để sử dụng máy sưởi là cách giường hoặc cách người 1,5-2m. Máy sưởi tỏa nhiệt rất mạnh, nếu cho trẻ nằm hoặc đứng quá gần, luồng gió nóng sẽ làm bong tróc da, cảm giác sẽ rất khó chịu. Do đó nhất thiết không được để quạt sưởi ở gần giường, chăn màn, phòng bật máy sưởi không nên có nhiều đồ bằng kim loại . Nên đặc biệt lưu ý khi nhà có trẻ nhỏ bởi trẻ rất dễ bị bỏng nếu ở gần, chạm vào quạt sưởi.
Dưỡng da thường xuyên và sử dụng thêm máy tạo độ ẩm
Dòng quạt sưởi hoạt động trên nguyên lý bức xạ nhiệt, sử dụng bóng đèn halogen (hợp chất của nito và argon) phát ra nhiệt bức xạ chuyển hóa từ hóa điện năng sang nhiệt năng, có khả năng tỏa nhiệt nhanh chóng. Với nhiệt lượng tỏa ra ngày một lớn nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến cho không khí trong phòng trở nên nóng bức và ngột ngạt. Nhiệt lượng cao cũng khiến cho hơi ẩm trong không khí bay hơi làm độ ẩm không khí trong những ngày đông giảm thấp, gây tình trạng khô da cho người dùng. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ nhỏ và người cao tuổi.
Để giữ cho da không bị khô khi thường xuyên phải sử dụng máy sưởi thì bạn có thể đặt một chậu nước trong phòng, thoa kem dưỡng ẩm dịu dàng cho da hoặc dùng thêm máy tạo ẩm. Bên cạnh đó, máy sưởi phần nào sẽ đốt oxy trong không khí nên các bạn hãy mở cửa phòng hoặc quạt thông gió để giúp không khí được lưu thông tốt hơn.
Tạo thời gian nghỉ cho máy sưởi
Mùa đông, nhiều gia đình có xu hướng bật máy sưởi, quạt sưởi hoặc điều hòa 2 chiều liên tục 24/24 mỗi khi trời quá lạnh. Điều này cực kỳ nguy hiểm. Bởi các thiết bị sưởi được cấu tạo bằng các dây đốt nóng, nếu cắm điện quá lâu sẽ rất dễ gây cháy, chập điện. Tốt nhất là chỉ bật máy sưởi khi nào cần thiết phải sưởi ấm. Khi nhiệt độ trong phòng đã đủ ấm thì nên tắt đi.
Đối với đèn sưởi trong nhà tắm, mặc dù nhiệt lượng tỏa ra bao gồm nhiều tia hồng ngoại, không tạo ra bức xạ nhiệt quá cao, cũng không nên sử dụng quá thường xuyên. Thông thường, nên bật đèn sưởi 10 phút trước khi vào nhà tắm và chỉ nên bật 20-30 phút rồi tắt.
Các loại thiết bị sưởi nói chung tiêu tốn rất nhiều điện năng. Việc sử dụng đúng cách vừa tiết kiệm điện, vừa bảo vệ sức khỏe. Khi bật quạt sưởi mà đã cho cảm giác đủ ấm thì nên tắt đi, kể cả khi nhà có trẻ nhỏ. Tuyệt đối không bật quạt sưởi cả đêm để tránh nguy cơ chập, cháy, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
Không nên lạm dụng máy sưởi quá mức mà phải có thời gian nghỉ để không khí trong phòng được tái tạo lại. Lúc này nên mở tất cả các cửa để không khí được thông thoáng, không khí khô nóng cũ được thay thế bằng làn không khí mới. Làm như vậy sẽ giảm được đáng kể bệnh về đường hô hấp do sử dụng máy sưởi gây ra./.
(Tổng hợp)
Trong bối cảnh dịch sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu phân bổ vitamin A cho các cơ sở khám, chữa bệnh có thu dung, điều trị bệnh nhi mắc sởi nhằm tăng hệ miễn dịch ở trẻ.
Sau mùa bão lũ, đặc biệt khi cơ sở vật chất thiếu thốn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và nguồn nước sạch khan hiếm, làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thức ăn có thể xảy ra sau một thời gian, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Sau mưa lũ, do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém nên sẽ làm bùng phát một số bệnh ngoài da. Dưới đây là một số bệnh ngoài da thường gặp và cách phòng, chống.
Kết hôn và sinh con vốn được coi là chuyện quan trọng của đời người. Nhưng với nhiều người trẻ hiện nay, quan niệm về tình yêu, hôn nhân của họ cởi mở hơn rất nhiều.
Mức sinh thay thế ở Việt Nam đang giảm nhiều nhất trong 12 năm trở lại đây và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.
Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai vừa điều trị thành công cho bệnh nhân nữ 55 tuổi bị tái phát nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng.
0