Đừng xem phim của Trần Anh Hùng khi bạn đang 'đói'

Không quá khi nói rằng 'Muôn vị nhân gian' (The Pot Au Feu) là một trong những bộ phim hay nhất năm vừa qua của điện ảnh thế giới khi làm nổi bật câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng, tinh tế thông qua ẩm thực.

 

Muôn vị nhân gian (tên tiếng Pháp: The Pot Au Feu và tên tiếng Anh: The Taste of Things) là bộ phim xoay quanh cặp đôi chuyên gia ẩm thực Dodin-Bouffant và cô đầu bếp Eugénie. Trong suốt 20 năm, Eugénie nấu ăn cho Dodin - những món hấp dẫn, tinh tế mà chỉ cô mới tạo ra được những hương vị đậm đà tình yêu ấy. Còn Dodin tuy sành ăn nhưng ít vào bếp, anh chỉ thật sự nấu nướng để chinh phục trái tim của Eugénie và bước vào cuộc hôn nhân với cô.

Poster Muôn vị nhân gian, khởi chiếu tại các rạp trên toàn quốc từ ngày 22/03.

Đạo diễn Trần Anh Hùng và vợ là Giám đốc nghệ thuật Trần Nữ Yên Khê đã về Việt Nam để ra mắt phim với khán giả quê nhà. Trong suốt hơn ba thập kỷ làm phim, anh đã tạo ra một loạt tác phẩm giàu chất thơ, có phong cách nghệ thuật riêng, in đậm dấu ấn với người yêu điện ảnh Việt Nam và thế giới như: Mùi đu đủ xanh (phim Việt duy nhất có mặt trong đề cử Oscar), Mùa hè chiều thẳng đứng, Xích lô... và gần nhất là Muôn vị nhân gian - tác phẩm giúp Trần Anh Hùng đạt giải Đạo diễn xuất sắc nhất (Liên hoan phim Cannes 2023). 

Đạo diễn Trần Anh Hùng và vợ Trần Nữ Yên Khê gắn bó như 'hình với bóng' trong những tác phẩm điện ảnh giàu chất nghệ thuật.

Trong bộ phim này, điểm tinh tế nhất của Trần Anh Hùng là mượn chuyện ẩm thực để nói về tình yêu, vậy nên, các món ăn phải thật sự hấp dẫn, ngon miệng, kích thích vị giác. Tên phim The Pot Au Feu cũng là một món ăn truyền thống của nước Pháp - món hầm tổng hợp các nguyên liệu thịt như bò, bê, chim câu, thỏ và nhiều loại rau, đòi hỏi khâu chế biến rất kỳ công. Đạo diễn Trần Anh Hùng chia sẻ rằng vì muốn tạo ra cảm giác chân thật, nên các món ăn trong phim đều được chế biến thực tế, không cần thêm những chất tạo độ bóng hay để cho đẹp. Bởi vậy, mỗi lần quay, số lượng đồ ăn được chế biến cũng khá lớn. Anh dí dỏm: "Để làm món pô-tô-phơ, cần tới 40 kg thịt để nấu cho cả đoàn làm phim."

Một điều đặc biệt mà ít người biết trong tác phẩm lần này của Trần Anh Hùng, đó là cặp đôi nam chính - nữ chính Benoît Magimel và Juliette Binoche đã từng là vợ chồng ngoài đời thật của nhau. Nét diễn tự nhiên, tình cảm, không gượng gạo khiến người xem cảm thấy rất dễ chịu và thư thái. 

Khác với Mùi đu đủ xanh hay Mùa hè chiều thẳng đứng, có những cảnh phim chậm tới mức dài gần 1 phút, Muôn vị nhân gian có tiết tấu vừa phải hơn, không nhanh cũng không chậm. Trong suốt 134 phút của tác phẩm, gần như chỉ có nấu, rồi lại ăn, nhưng không giây phút nào khán giả cảm thấy nhàm chán. 

Nhiều khán giả có thể cho rằng: "Một bộ phim chỉ có nấu, rồi lại ăn, rồi yêu đương và thưởng thức ẩm thực, không drama, không cao trào, không căng thẳng thì có điểm gì cuốn hút?". Nhưng cái tinh tế trong cách làm phim của Trần Anh Hùng là thể hiện được những điều tưởng chừng như đơn giản trong cuộc sống trở nên thi vị và nồng nàn khó tả. Bộ phim đưa người xem tới không gian sang trọng, cổ điển đậm chất Pháp thế kỷ 19, khi mỗi khung cảnh ngoài trời: từ khu vườn, nông trại... đều đẹp như một bức tranh. Bộ phim cũng kích thích vị giác và khiến người xem có thể cồn cào đói bụng, với những món ăn ngon và cách nấu nướng tinh tế. Và đương nhiên, bộ phim cũng làm người ta được cảm nhận tình yêu của Dodin và Eugénie - không sến súa những lời đường mật, chỉ trao nhau những ánh mắt trìu mến, nấu cho nhau những món ăn ngon, có niềm vui và cũng có cả những tiếc nuối dịu êm.

Cặp đôi nam - nữ chính đã từng là vợ chồng của nhau, đã không đóng phim chung trong 20 năm qua. Họ vẫn giữ nét diễn rất tự nhiên, tình cảm, không hề gượng gạo.

Tất cả hòa quyện trong Muôn vị nhân gian của Trần Anh Hùng, khiến người xem như được nếm hết tất cả những hương vị tinh hoa của trời đất, từ món ăn ngon cho đến tình yêu. Không có gì là quá đà, chỉ đơn giản là một bộ phim có thể thưởng thức sau một ngày làm việc đã phải suy nghĩ và dùng nhiều tâm trí. Trần Anh Hùng đã gói ghém những ý tưởng, cảm xúc và trải nghiệm của anh vào bộ phim, để khán giả được cảm nhận một tác phẩm hay và thư giãn.

"Không nên xem Muôn vị nhân gian lúc đang đói bụng". Vì các món ăn được nấu nướng trong phim thì quá là hấp dẫn. Nhưng hấp dẫn hơn thì vẫn là cách kể chuyện đầy ý nhị của đạo diễn Trần Anh Hùng. Thành công của bộ phim này, chắc chắn sẽ còn tạo thêm động lực cho dòng phim arthouse - hay phim nghệ thuật phát triển tại Việt Nam. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quy tụ dàn sao từ các tác phẩm hài là “Nghề siêu khó”, “Bỗng dưng trúng số”, bộ phim xứ sở kim chi “Cười xuyên biên giới” (tựa gốc: Amazon Bullseye) sẽ đổ bộ rạp Việt vào tháng này, hứa hẹn mang đến những tình huống đầy hài hước và giải trí cho khán giả.

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 - HANIFF 2024 có chủ đề “Heritage in Motion - Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh” được thể hiện thông qua các chương trình nghệ thuật độc đáo tôn vinh di sản ngàn năm của Thủ đô.

Tiếp nối thành công bất ngờ của "Ma Da", đơn vị sản xuất bộ phim này một lần nữa mở ra vũ trụ kinh dị đô thị Việt Nam với dự án mới "Quỷ nhập tràng". Ra mắt tại Liên hoan phim Busan 2024 và nhanh chóng gây sốt khi có hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ mua bản quyền chiếu quốc tế, bộ phim hứa hẹn sẽ tạo nên cơn sốt trong thời gian tới.

Sau thành công của nhiều tác phẩm điện ảnh Thái Lan tại phòng vé Việt trong thời gian gần đây, tác phẩm kinh dị "Vùng đất bị nguyền rủa" (tựa gốc: The Cursed Land) hứa hẹn là tác phẩm đáng mong chờ của xứ sở Chùa Vàng, đặc biệt là fan của thể loại kinh dị - tâm linh trong dịp cuối năm nay.

Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII diễn ra tại Hà Nội từ ngày 7 đến 11/11, là hoạt động thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước trong năm 2024 và kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

“Ngày xưa có một chuyện tình” là tác phẩm tiếp nối cho “Vũ trụ văn học” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh lên địa hạt điện ảnh. Ngay từ những suất chiếu sớm, nhiều nhà phê bình và giới truyền thông đã dành lời khen ngợi cho bộ phim và đánh giá cao đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh trong cách xây dựng nhân vật và kết nối họ với khán giả. Liệu "Ngày xưa có một chuyện tình" có thể gây sốt với công chúng trong thời gian tới?