Được chỉ định thầu để giải quyết cấp bách thiếu thuốc

Bộ Y tế sẽ đẩy nhanh tiến độ đăng ký lưu hành thuốc, đồng thời cơ sở y tế được chỉ định thầu trong trường hợp cấp bách để giải quyết vấn đề thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế. Thông tin được Bộ Y tế đưa ra tại họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 5/8.

Đẩy nhanh tiến độ đăng ký ban hành thuốc

Thông tin tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 5/8, ông Đỗ Xuân Tuyên - Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay Bộ đã ban hành nhiều thông tư quan trọng để thực hiện Luật Đấu thầu. Trong đó, đáng chú ý là Thông tư 07/2024, quy định về đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập, hướng dẫn cụ thể, từng bước về các quy trình.

Bộ cũng đang hoàn thiện hai dự án luật quan trọng là Luật Dược (sửa đổi) và Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi), dự kiến trình Quốc hội tháng 10/2024.

“Luật Dược (sửa đổi) tập trung vào cải cách thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ đăng ký lưu hành thuốc. Việc này nhằm bảo đảm việc lưu hành liên tục của thuốc, nguyên liệu làm thuốc, tránh đứt gãy nguồn cung thị trường”, ông Tuyên nói.

Ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế (trái) phát biểu tại họp báo Chính phủ, chiều 5/8.

Cho phép chỉ định thầu trong trường hợp đột xuất

Cũng theo ông Tuyên, có bốn điểm mới, nổi bật được thể hiện rõ qua các văn bản, thông tư được Bộ Y tế xây dựng nhằm sớm giải quyết vấn đề thiếu thuốc, thiếu vật tư.

Điểm mới thứ nhất, Bộ cho phép sử dụng một giấy báo giá, hoặc một giấy báo giá cao nhất phù hợp yêu cầu chuyên môn và khả năng tài chính. Trước đây, cơ sở y tế phải cung cấp đủ ba giấy báo giá. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh tiên độ lưu hành thuốc.

Điểm mới thứ hai, cơ sở y tế được chỉ định thầu trong trường hợp cấp bách để duy trì hoạt động chi thường xuyên.

Điểm mới thứ ba, Luật Đấu thầu được thực hiện trong trường hợp cấp cứu người bệnh trong tình trạng cấp cứu theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (nếu có). Cụ thể, bao gồm các gói thầu dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện, phương tiện, xây lắp do nhu cầu đột xuất, không có mặt hàng thay thế và bắt buộc phải sử dụng để đảm bảo sức khoẻ, tính mạng của người bệnh.

Điểm mới thứ tư, cơ sở y tế được tuỳ chọn mua thuốc, mua thêm tối đa 30% số lượng theo hợp đồng chưa có.

Một tháng trước, Đài Hà Nội đã có phóng sự phản ánh về tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế tại các bệnh viện công lập ở Hà Nội, Bình Dương và một số tỉnh thành, ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Phóng sự đã chỉ ra nguyên nhân của tình trạng này là do các quy định liên quan đến đấu thầu và quá trình thực hiện mua sắm thuốc, vật tư y tế còn nhiều bất cập. Để giải quyết được vấn đề này không chỉ là trách nhiệm của ngành y tế, mà là việc của cả hệ thống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau gần 4 ngày điều trị tích cực tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, đến sáng 24/12, bệnh nhân 52 tuổi bị ngộ độc thực phẩm nặng ở quận Long Biên (Hà Nội) đã bình phục.

Sáng 24/12, Bộ Y tế đã triển khai công tác y tế năm 2025 với hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chiều 24/12, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã công bố kết quả xét nghiệm cho thấy hai mẫu rượu trắng lấy tại tiệc trong hội nghị ở Long Biên có chứa hóa chất acetonitrile, là nguyên nhân gây ngộ độc khiến hai người chết và 20 người nhập viện.

Sáng 24/12, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tham dự Hội nghị.

Việt Nam hiện là quốc gia có số ca ghép tạng cao nhất khu vực Đông Nam Á, nhưng chủ yếu từ nguồn tạng hiến sống. Nguồn tạng hiến từ người cho chết não tại Việt Nam rất hạn chế, trong khi ở các nước phát triển, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn tạng này.

Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam phối hợp Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia tổ chức Lễ phát động “Đăng ký hiến tặng mô, tạng - Cho đi là còn mãi” và “Tuần lễ vàng hiến tặng mô, tạng” năm 2024.