Dược liệu Việt Nam còn nhiều tiềm năng xuất khẩu
Để phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển dược liệu trở thành một ngành kinh tế, sáng nay (28/9), Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống các cơ quan Thương vụ tại nước ngoài tháng 9/2023, có chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm quế, hồi và cây dược liệu”.
Theo ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), hiện nay, quế, hồi Việt Nam được tiêu thụ mạnh ở nhiều khu vực Nam Á, Trung Đông, Đông Á, Mỹ và các nước thuộc Liên minh châu Âu - EU.
Giá trị xuất khẩu năm 2022 đạt khoảng 276 triệu USD, nhưng con số này còn nhỏ so với thị phần dược liệu trên toàn thế giới.
Một trong những lý do là phần lớn dược liệu Việt Nam được xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô. Thêm vào đó, những sản phẩm xuất khẩu có thế mạnh như: quế, hồi, thảo quả, nghệ, hòe... quy mô nhỏ lẻ vẫn còn.
Trước xu hướng gia tăng nhu cầu nguyên liệu trong các ngành công nghiệp thực phẩm, hóa mỹ phẩm, dược phẩm… cùng nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết, sản phẩm quế, hồi Việt Nam sẽ có thêm động lực, thời cơ.
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum có những phản ứng mạnh mẽ trước mức thuế quan mà chính quyền Mỹ đưa ra.
Giá dầu thế giới trong phiên giao dịch ngày 28/3 đã tăng do lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ cũng như các rủi ro trong việc thiếu nguồn cung.
Cả nước đã giải ngân được 78.712 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 8,98% kế hoạch và 9,53% kế hoạch Thủ tướng giao trong 3 tháng đầu năm nay.
Dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có vốn đầu tư trên 50.000 tỷ đồng, thu hút được nguồn ngoại tệ từ trung chuyển hàng hóa, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
Các doanh nghiệp tại Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu Việt Nam năm 2025 có thêm cơ hội giao thương hàng hóa, nhất là trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu gặp nhiều thách thức.
Nhiều doanh nghiệp muốn chuyển đổi xanh nhưng vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận tín dụng.
0