Đuối nước trong nhà
Đuối nước trong bể bơi, bể nuôi cá
Trong thời gian gần đây, có rất nhiều tai nạn thương tâm đã xảy ra liên quan tới đuối nước trong nhà hay còn gọi là đuối cạn.
Cách đây một tuần, hai cháu nhỏ đã bị đuối nước trong khuôn viên một căn hộ nghỉ dưỡng cho thuê tại Bãi Cháy, Quảng Ninh. Căn hộ có bể bơi ở bên cạnh nhà trong khuôn viên đất, bể sâu nhất khoảng 1,4m. Do bố mẹ sơ suất không để ý, nên hai cháu rơi xuống bể đuối nước vào chiều 3/6. Hiện cháu bé 4 tuổi (SN 2020) đã tử vong do bị tổn thương nghiêm trọng, còn cháu lớn (7 tuổi) bị ngạt tuần hoàn, ngừng hô hấp sau đuối nước, hiện đang điều trị lọc máu, thở máy tại Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh.
Ngay sau vụ đuối nước trong nhà này, ngày 6/6, chị Thu Hằng sống ở Hải Phòng, đã đăng tải một đoạn clip dài hơn 1 phút ghi lại cảnh hai con của chị đang chơi ở gần hồ cá koi mà không có người lớn bên cạnh. Trong lúc chơi đùa cùng chị gái, bé trai mất thăng bằng, trượt chân rơi xuống hồ cá. Khi bé vũng vẫy dưới nước, chị gái đã nhanh trí gọi người tới cứu. Sau đó, hai người phụ nữ đã chạy đến, một trong hai người dùng chân để kẹp, vớt bé lên bờ an toàn.
Trong tháng 4 vừa qua, tại Hà Nội, một bé trai 2 tuổi sang nhà hàng xóm chơi không may rơi xuống hồ nuôi cá koi sâu 1,2m. Sau khoảng 8 phút ngã xuống hồ cá, bé mới được phát hiện đưa lên bờ trong tình trạng tím tái, ngừng tim, ngừng thờ. Dù được nhân viên trạm y tế đến sơ cấp cứu và đươc chuyển tới Bệnh viên Nhi Trung ương nhưng bé bị rơi vào tình trạng hôn mê sâu.
Đuối nước ngay trong nhà
Sự cố đuối nước không chỉ xảy ra khi đến bể bơi, ao hồ mà ngay cả những xô nước, chậu nước ở trong nhà cũng tiềm ẩn nguy cơ gây đuối nước cho trẻ.
Cách đây một năm, một bé trai 3 tuổi ở Long An đã bị rơi vào xô nước cao 50cm, nguyên nhân chỉ xuất phát từ việc phụ huynh mua cho con một cây súng nước và để một chiếc xô đựng nước bên cạnh cho bé chơi với cây súng. Tuy nhiên, điều mà người thân của bé không lường trước được, đó là chiếc xô đầy nước đã vô tình trở thành vật gây đuối nước cho bé khi bị ngã chúi đầu vào xô nước.
Và mới đây vào cuối tháng 4 vừa qua, một bé gái 2 tuổi được gửi ở nhà cô giáo mầm non tại Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Trong lúc chăm sóc vệ sinh cho bé, cô giáo đã để bé đứng vịn hai tay vào thành xô cao gần 50cm, mực nước bên trong là 15cm và vào phòng để lấy đồ thay cho bé. Tuy nhiên, cô giáo đã không quay lại ngay mà đứng nói chuyện với mẹ. Khoảng 5-7 phút sau, một học sinh chạy tới báo bé 2 tuổi đã bị ngã thì lúc này cô giáo và mẹ chạy lại đã thấy bé bị úp đầu vào xô và tử vong.
Theo một thống kê cho thấy, 65% các trường hợp ngạt nước trẻ em xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Ở tuổi này, trẻ mới chập chững biết đi, do vậy có thể ngã chúi đầu vào những dụng cụ chứa nước như thùng, xô, lu, chậu... mà không thể tự động đứng lên, thoát ra được, cũng như trọng lượng trẻ chưa đủ nặng để làm đổ dụng cụ chứa nước. Do đó, người lớn nên hết sức để ý đến các vật chứa nước trong nhà.
Nhiều bậc cha mẹ chưa thực sự quan tâm phòng chống đuối nước cho trẻ
Chỉ trong một tháng vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã liên tục tiếp nhận những trường hợp bị ngạt nước do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù đã được cảnh báo rất nhiều, nhưng vấn đề phòng chống đuối nước vẫn chưa thực sự được các cha mẹ và cộng đồng quan tâm cũng như hành động quyết liệt để ngăn chặn.
Nhiều cha mẹ khi đưa con đến quán cà phê có hồ nước, tiểu cảnh, nhưng không để ý giám sát con, dẫn tới nhiều trường hợp trẻ bị ngã xuống hồ nước, tiểu cảnh, phải cấp cứu vì ngạt nước.
Trong những trường hợp này, nếu không được phát hiện kịp thời, khi trẻ bị chìm lâu trong nước hoặc nguồn nước bẩn, ngoài hậu quả viêm phổi do đuối nước, trẻ có thể bị suy hô hấp nặng, nhiễm khuẩn nặng, phù phổi cấp, rối loạn điện giải và di chứng thần kinh nếu não bị thiếu oxy kéo dài, thậm chí trẻ có thể tử vong.
Theo TS. Bác sĩ Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc - Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, chưa biết nhận thức, chưa biết cách tự bảo vệ bản thân mình và thích khám phá, nghịch nước, bởi vậy, rất dễ vô tình bị trượt chân, úp mặt các dụng cụ chứa nước, trẻ khó thoát khỏi tai nạn.
Một số lưu ý để phòng tránh việc trẻ bị đuối nước trong nhà
Bồn tắm: không để trẻ dưới 4 tuổi một mình trong hoặc gần bồn tắm. Trẻ em trong độ tuổi đi học tự tắm nhưng cha mẹ nên giám sát
Xô, chậu: không đổ nước vào bất kỳ vật chứa nào như chậu, xô, bồn tắm, chậu rửa. Đổ hết nước sau khi sử dụng.
Bể bơi tại nhà: lắp hàng rào cao ít nhất 1,2m để ngăn cách khu vực bể bơi với nhà và sân, hàng rào không được chắn tầm nhìn ra bể.
Hàng rào: không có khoảng trống quá 10cm giữa các thanh chắn, không được cách mặt đất quá 10cm, tránh những hàng rào trẻ em có thể trèo được.
Không cho trẻ dưới 6 tuổi một mình trong phòng tắm dù chỉ thời gian ngắn. Nếu bạn phải rời phòng tắm để trả lời điện thoại hoặc mở cửa, hãy quấn trẻ vào một chiếc khăn tắm và bế trẻ theo.
Với trẻ đang tập bò, tập đi cần tránh xa nơi có nước. Đóng cửa phòng tắm, phòng giặt để ngăn trẻ vào trong.
Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
Quốc Oai là địa bàn trung chuyển các mặt hàng vật liệu xây dựng như đất, đá từ Hòa Bình vào trung tâm thành phố và các quận, huyện lân cận. Do vậy, địa phương này gặp nhiều áp lực về tình trạng xe qua khổ, quá tải hoạt động.
Từ ngày 1/1/2025 việc sử dụng, quản lý thiết bị giám sát hành trình với các ô tô sẽ có nhiều quy định mới.
Liên quan đến việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi vào hôm qua (20/11), chiều nay 21/11, cơ quan chức năng đã làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 34/2024 quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
UBND thành phố Hà Nội vừa thống nhất chủ trương, chốt thời gian triển khai đầu tư xây dựng 03 cầu lớn bắc qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025 - 2030 là cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
0