Đường gom Đại lộ Thăng Long không an toàn

Đường gom Đại Lộ Thăng Long đang trong quá trình thi công cải tạo hệ thống cấp nước tại địa bàn xã An Khánh - huyện Hoài Đức, khu vực sửa chữa bị đào sới kéo dài hàng trăm mét. Đá mạt, bùn đất vương vãi khắp tuyến đường gây không ít khó khăn, nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Phản ánh của phóng viên Giao thông Hà Nội.

Ông Vũ Xuân Trắc, nhân viên bảo vệ một nhà hàng gần đường gom Đại Lộ Thăng Long. Trong nhiều tháng qua, Ông Trắc phải tưới nước đều đặn 4 lần/ngày song không thể ngăn được bụi, mặt đường nham nhở, đất đá không được thu gom, chuyển đi đã gây tai nạn cho nhiều người tham gia giao thông.

Ông Vũ Xuân Trắc -Xã Ngô Quyền – Huyện Thanh Miện – Tỉnh Hải Dương: "Nhiều người ngã lắm, có cả xe cấp cứu phải đưa đi, mưa thì ngập, nắng thì bụi ngày có tưới đến 4, 5 lươt cũng không hết bụi."

Nắng thì bụi, mưa thì lầy. Nhiều người tham gia giao thông gặp tai nạn tại đoạn đường được thi công cẩu thả này.

Khu vực này đang thi công hạng mục đào đường di chuyển đường ống cấp nước thuộc giấy phép thi công Dự án đầu tư, xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với đường đại lộ Thăng Long. Chủ đầu tư dự án này là Ban QLDA đầu tư, xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội và nhà thầu là Công ty Cổ phần Viwaseen3. Nhiều người tham gia giao thông cảm thấy bất an đối với sự cẩu thả trong quá trình thi công, để đất đá, bụi mù mịt cả tuyế đường, không bố trí biển cảnh báo an toàn giao thông trong khi lưu lượng phương tiện qua đây rất đông.

Công Ty Cổ phần khoan và xây dựng Viwaseen 3 thi công hạng mục đào đường thi công di chuyển đường ống cấp nước. Đây là dự án thi công với độ khó cao, lại vừa thi công vừa phải tổ chức cho phương tiện di chuyển qua nên gặp nhiều khó khăn. Việc để xảy ra những bất tiện đối với người dân khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, Công ty Viwaseen 3 cũng cần trú trọng tới công tác đảm bảo an toàn giao thông cho người dân di chuyển qua thuận lợi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đến 17 giờ ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.432 tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân khi vào tránh trú, hiện nay các âu thuyền, cảng cá đang gấp rút triển khai hướng dẫn, nhắc nhở bà con neo đậu tàu thuyền đúng cách.

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh với sức gió cực đại 61km/h, biển động mạnh, sóng cao từ 2-4m. Bão đang di chuyển nhanh về phía Tây với tốc độ 20km/h

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.

Hồi 19 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc.