Đường hầm dưới biển dài nhất thế giới

Đoạn đường dài 18 km dưới đáy biển Baltic sẽ nối liền Đức và Đan Mạch, giúp thời gian đi lại rút ngắn từ 45 phút xuống 7 - 10 phút.

Đường hầm Fehmarnbelt đang được xây dựng bởi Femern A/S, Ramboll, Arup và TEC, là đường hầm ống chìm dài và sâu nhất thế giới với đường sắt kết hợp đường bộ.

Quá trình xây dựng cần 360.000 tấn thanh cốt thép.

Quá trình xây dựng đường hầm đòi hỏi 360.000 tấn thanh cốt thép, gấp gần 50 lần trọng lượng cấu trúc kim loại của tháp Eiffel.

Công trường bên phía Đan Mạch rộng bằng 373 sân bóng đá. Hoạt động nạo vét rãnh đường hầm dài 18 km cần tới 70 tàu tham gia. Tổng cộng, khoảng 12 triệu m3 đất được đào từ đáy biển.

Đường hầm ống chìm bao gồm 79 đoạn tiêu chuẩn và 10 đoạn đặc biệt. Mỗi đoạn tiêu chuẩn nặng khoảng 73.000 tấn và dài 217 m, rộng 42 m và cao 10 m. Đoạn đặc biệt nhỏ hơn dài bằng gần 1/2 nhưng rộng và cao hơn một chút so với đoạn tiêu chuẩn.

Dự kiến đường hầm Fehmarnbelt sẽ hoàn thành vào năm 2029.

Các đoạn đường hầm được đúc sẵn trên đất liền, sau đó đặt vào vị trí bằng sà lan, cuối cùng nhấn chìm và bịt kín ở đáy biển tại độ sâu lên tới 40 m. Chi phí xây dựng đường hầm Fehmarnbelt vào khoảng 1,2 tỷ USD (hơn 300 nghìn tỷ đồng).

Theo dự kiến, đường hầm Fehmarnbelt sẽ hoàn thành vào năm 2029 và hoạt động tối thiểu 120 năm.

Hình mô phỏng của dự án hầm đường sắt kết hợp đường bộ dưới đáy biển dài nhất thế giới đang được xây dựng đã được công bố.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người dân ở thủ đô Port-au-Prince của Haiti được hưởng khoảng bình yên hiếm hoi sau khi cảnh sát Kenya đến hỗ trợ kiểm soát bạo lực băng đảng ở đây.

Thất bại của ông Biden trong cuộc tranh luận đầu tiên với đối thủ Donald Trump khiến Đảng Dân chủ lo ngại.

Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố trao hợp đồng trị giá 4,5 tỷ USD cho Tập đoàn Kiểm soát hỏa lực và tên lửa Lockheed Martin của nước này để sản xuất các hệ thống tên lửa Patriot.

Hội đồng Liên minh châu Âu đã đưa ra gói trừng phạt mới đối với Belarus, tương tự như các biện pháp hạn chế mà Brussels vừa áp đặt đối với Nga.

Trung Quốc vừa phóng một vệ tinh mới vào vũ trụ từ bãi phóng vũ trụ Văn Xương trên bờ biển phía nam đảo Hải Nam.

Người dân phía Nam Chile đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy mặt biển Thái Bình Dương đóng băng.