Đường sắt đô thị là nền tảng giao thông phát triển bền vững

Ngày 17/1, tại Hà Nội, diễn ra Hội thảo khoa học về Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo đã chỉ ra tầm quan trọng của việc phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), trong đó lấy đầu mối giao thông công cộng, thường là các nhà ga đường sắt, để tích hợp các chức năng sử dụng khác. Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường, đồng chủ trì Hội thảo.

Giao thông đô thị là huyết mạch quan trọng của mọi thành phố, đặc biệt là ở Việt Nam với sự đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang đối mặt với thách thức lớn về giao thông, đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, từ quy hoạch, vốn đầu tư đến cải thiện hệ thống giao thông công cộng, phát triển đường sắt đô thị, định hình một đô thị bền vững. Để đạt mục tiêu này, sự quyết tâm và phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan là quan trọng để bảo đảm giải pháp triển khai hiệu quả và bền vững trong dài hạn.

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội tham quan hình ảnh về đường sắt đô thị

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai đô thị đặc biệt, hai đầu tàu kinh tế của cả nước, giữ vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và an ninh quốc phòng, cũng là hai đô thị có diện tích và dân số lớn nhất cả nước. Cùng với xu thế phát triển, giao thông công cộng ngày càng có vai trò quan trọng, nhất là đối với các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, hệ thống đường sắt đô thị được coi là trục “xương sống” của mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông. Việc đầu tư sớm, vận hành hiệu quả hệ thống đường sắt đô thị sẽ nâng cao tỷ trọng vận tải hành khách công cộng, giảm phương tiện giao thông cá nhân, từ đó đem lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế- - xã hội, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ùn tắc và tai nạn giao thông.

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu khai mạc hội thảo

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cũng nhấn mạnh, thời gian vừa qua, Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu các giải pháp, hoàn thiện cơ chế, chính sách; tìm hiểu, học tập những kinh nghiệm, phương thức mới, “đột phá” nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và mong mỏi của người dân hai thành phố.

Toàn cảnh buổi hội thảo

Mục tiêu của Hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm quốc tế về phát triển hệ thống đường sắt đô thị, đồng thời, nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện thể chế có liên quan về phát triển đô thị theo định hướng TOD, quy hoạch xây dựng, chỉnh trang đô thị, đất đai, đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác đường sắt đô thị.

Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học về phát triển hệ thống đường sắt đô thị.
Hội thảo sẽ diễn ra từ sáng 17 đến 19/1, tại Khách sạn Melia, với 3 mục tiêu chính. Một là, trao đổi, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh theo yêu cầu tại Kết luận số 49 của Bộ Chính trị.

Hai là, tổng hợp các kinh nghiệm quốc tế để nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện thể chế có liên quan về phát triển đô thị theo định hướng TOD, quy hoạch xây dựng, chỉnh trang đô thị, đất đai, đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác đường sắt đô thị.

Ba là, hoàn thiện đề án Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2035 theo 5 lĩnh vực trọng yếu như: Quy hoạch; thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; huy động nguồn lực từ đất đai; tiêu chuẩn, giải pháp công nghệ; mô hình tổ chức, quản lý thực hiện dự án.

Các đồng chí lãnh đạo 02 Thành phố và các chuyên gia nước ngoài tham dự buổi hội thảo

Hội thảo đã thu hút sự tham gia của hàng trăm chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế. Nội dung sẽ tập trung trao đổi 05 chủ đề chính gồm: quy hoạch, phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD);  giải phóng mặt bằng, thu hồi đất; thu hút nguồn lực từ đất đai; tiêu chuẩn kỹ thuật-công nghệ cho đường sắt đô thị; Mô hình quản lý, tổ chức thực hiện dự án đường sắt đô thị. Trong đó, trọng tâm là trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD); mô hình TOD cùng với các công cụ thu hồi giá trị gia tăng từ đất (LVC). Đây là hai nội dung được kỳ vọng sẽ đem lại các giải pháp mới cho đầu tư xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

Các đồng chí lãnh đạo 2 thành phố chụp ảnh lưu niệm cùng các chuyên gia nước ngoài trước khi vào Hội thảo.

Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã và đang tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị trong thời gian qua. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án này còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi hoàn thiện thể chế, chính sách và tìm ra các cách làm mới, “đột phá” nhằm nhanh chóng hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị trong thời gian tới theo kết luận của Bộ Chính trị và đáp ứng sự mong mỏi của người dân.

Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh khẳng định: “Với tình cảm chân thành, tinh thần cầu thị, Ban Tổ chức Hội thảo luôn lắng nghe và mong muốn các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý hãy tham góp nhiều ý tưởng sáng tạo, tâm huyết, các giải pháp khả thi, tiếp tục đồng hành cùng với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện chủ trương phát triển ĐSĐT, góp phần xây dựng hai thành phố văn minh - hiện đại và phát triển bền vững”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1286 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025, quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.

Chiều nay, 21/11, Đài Hà Nội và Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội đã ký kết hợp tác tăng cường truyền thông về giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế và đối ngoại nhân dân trên Đài Hà Nội.

Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế, sản phẩm trí tuệ nhân tạo do Cục Thuế thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển đã được Tổng cục Thuế tổ chức ra mắt sáng nay, 21/11.

Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao. Thông tin được nêu tại Hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của đề án 06 trên địa bàn thành phố Hà Nội, diễn ra chiều 21/11.

Hôm nay, 21/11, Thành ủy - HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao.