Đường sắt đô thị là xu hướng giao thông hiện đại

Đường sắt đô thị được kỳ vọng là “xương sống” của mạng lưới giao thông vận tải Hà Nội. Nhiều chuyên gia cho rằng đây là giải pháp chiến lược nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép Hà Nội đầu tư phát triển đường sắt đô thị, ưu tiên áp dụng mô hình TOD, bảo đảm hiện đại, đồng bộ, bền vững, không chỉ giúp giảm tải cho hệ thống giao thông mặt đất mà còn góp phần bảo vệ môi trường, thông qua việc giảm lượng khí thải từ các phương tiện cá nhân.

Ông Lưu Trung Dũng, Phó Trưởng Ban - Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội nhấn mạnh tầm quan trọng của tuyến đường sắt đô thị đối với sự phát triển chung của Thủ đô: "Thực tế triển khai tuyến Cát Linh - Hà Đông đã cho thấy đường sắt đô thị đã mang lại hiệu quả, là “phương thuốc liều cao” để có thể chữa trị dứt điểm “căn bệnh” ùn tắc giao thông đô thị".

Đường sắt đô thị xu hướng giao thông hiện đại (Ảnh: Hà Nội mới)

Phát triển hệ thống đô thị đường sắt đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận tải giao thông công cộng là mục tiêu mà Thành phố Hà Nội đang hướng tới, góp phần tái cơ cấu các phương thức vận tải theo hướng bền vững, hài hòa, hợp lý.

Hà Nội phấn đấu tỷ lệ vận tải hành khách công cộng năm 2035 đạt 50 - 55%; sau năm 2035 đạt 65 - 75%. Tuy nhiên, việc triển khai hệ thống đường sắt đô thị cũng đối mặt với một số thách thức.

Tiến sĩ Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, nhận định: "Triển khai những dự án giao thông đô thị tại Hà Nội vẫn còn gặp một số khó khăn. Ví dụ như chúng ta vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn vay từ nước ngoài, không chủ động được về mặt công nghệ. Nếu chúng ta áp dụng được mô hình tiêu chuẩn, có những cơ chế để hài hòa hóa lợi ích của các bên liên quan, từ đó sẽ giúp chúng ta có một tâm thế chủ động hơn".

Hà Nội tập trung nguồn lực, rút ngắn tiến độ thực hiện các dự án đường sắt đô thị (Ảnh: Phạm Đông)

Bên cạnh các quy định của Luật Thủ đô (sửa đổi), Hà Nội đang nỗ lực xây dựng đề án đề xuất cơ chế, chính sách "đặc thù", "đột phá" nhằm giải quyết các nút thắt, tập trung nguồn lực rút ngắn tiến độ thực hiện các dự án đường sắt đô thị. Mục tiêu hướng đến là hiện thực hóa việc hoàn chỉnh hệ thống đường sắt đô thị, góp phần tạo nên kỳ tích giao thông cho Hà Nội.

Hà Nội đã triển khai đồng bộ các giải pháp kết nối giao thông  thúc đẩy sử dụng đường sắt đô thị. Hệ thống xe buýt được bố trí dọc lộ trình tuyến đường sắt, kết nối dọc và kết nối ngang, gom và giải tỏa hành khách, giúp hành khách dễ dàng tiếp cận các nhà ga. Biện pháp này còn góp phần gia tăng số lượt khách sử dụng xe buýt.

Đường sắt đô thị Hà Nội là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và giải quyết các vấn đề giao thông đô thị. Với việc tiếp tục mở rộng và hoàn thiện hệ thống, Hà Nội hy vọng sẽ trở thành thành phố thông minh và bền vững, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự báo do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực Hà Nội có thể vẫn sẽ có mưa lớn. Nếu buộc phải di chuyển ngoài đường, hãy lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho chính bạn và những người xung quanh.

Khi đi qua cầu Nhật Tân, Hà Nội, một số xe tải lớn đã chủ động đi chậm để che chắn gió mạnh, bảo vệ các xe máy đi làn trong khỏi bị gió thổi bay.

Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội, đã tuần tra, kiểm soát theo phương châm "4 tại chỗ" trên các tuyến đường, khắc phục các sự cố do mưa bão, giúp người dân di chuyển thuận lợi.

Ngay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống điện, giảm thiệt hại và đảm bảo cung cấp điện ổn định cho người dân.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết sẽ không cắt điện ngày 7/9, trừ một số khu vực gặp sự cố được chủ động cắt điện để đảm bảo an toàn.

Đây là thống kê đến 17h30 ngày 7/9 của Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và ứng phó sự cố, thiên tai trong bão số 3.