Đường sắt đô thị phải thống nhất tiêu chuẩn

Đường sắt đô thị được kỳ vọng là “xương sống” của mạng lưới giao thông vận tải thành phố, một trong những giải pháp giúp Hà Nội đạt được mục tiêu xây dựng thành phố thông minh vào năm 2025, định hướng đến năm 2030. Hệ thống đường sắt đô thị không chỉ giúp cho việc đi lại của người dân dễ dàng hơn, giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của các khu vực và đô thị dọc tuyến.

Theo quy hoạch giao thông vận tải, Thủ đô Hà Nội sẽ có 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 417,8 km, trong đó 75,6 km đi ngầm. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ hoàn thành được 13 km của tuyến đường sắt đô thị số 2A, đoạn Cát Linh - Hà Đông và đang triển khai thi công 12,5 km tuyến số 3, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội. Từ thực tiễn đặt ra, một trong những khó khăn, vướng mắc chủ yếu khiến thời gian thực hiện dự án đường sắt đô thị kéo dài, gây lãng phí nguồn nhân lực là do thiếu thống nhất, đồng bộ tiêu chuẩn quy chuẩn, kỹ thuật.

Đường sắt đô thị là một mắt xích quan trọng trong mô hình TOD.

Tại Hội thảo phát triển đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh diễn ra vừa qua, nhiều chuyên gia cho rằng, với khung tiêu chuẩn thống nhất cho hệ thống đường sắt đô thị, Việt Nam cần tham khảo các quốc gia phát triển hoặc các quốc gia có điều kiện tương đương với Việt Nam mà đã xây dựng và vận hành thành công mô hình xây dựng đô thị lấy giao thông công cộng làm trung tâm (TOD) bởi mô hình này vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam.

Đường sắt đô thị là một mắt xích quan trọng trong mô hình TOD. Do đó, để triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình này, xây dựng khung tiêu chuẩn thống nhất cho đường sắt đô thị là một giải pháp cấp thiết, tránh gây lãng phí nguồn lực, không tận dụng được thiết bị, các sản phẩm kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thi công, nghiệm thu công trình và duy tu bảo dưỡng về sau.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cầu vượt tạm thứ hai ở cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được thông xe trong vài ngày tới. Dự án được kỳ vọng giúp giải toả ùn tắc giao thông quanh khu vực này.

Tàu cao tốc tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Côn Đảo dự kiến khai trương vào ngày 13/5 tới. Giá vé từ 615.000 - 1,1 triệu đồng/lượt tùy theo hạng vé, thời điểm xuất phát.

Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, đơn vị xác định mục tiêu hoàn chỉnh mạng lưới vận tải đường sắt tại Hà Nội vào năm 2035. Đường sắt đô thị sẽ góp phần cung cấp hệ thống giao thông công cộng chất lượng cao, năng lực vận tải lớn, ổn định, tin cậy, an toàn, thân thiện môi trường.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang nghiên cứu đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 21 đoạn qua 4 huyện, thị xã ở Hà Nội, dài khoảng 25km, với vốn đầu tư hơn 18.700 tỉ đồng.

Đi vào làn khẩn cấp, đi vào đường cấm, đi ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm, dừng đỗ không đúng quy định… là những báo cáo vi phạm mà Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội liên tục nhận được qua kênh Zalo "Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội".

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết những tháng đầu năm 2024, Bộ tiếp tục chỉ đạo các địa phương thực hiện chi trả trợ cấp xã hội đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.