Đường sắt Hà Nội đạt doanh thu gần 200 tỷ dịp Tết

Gần 200 tỷ đồng là doanh thu của Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội đạt được sau 1 tháng triển khai đợt vận tải Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Mặc dù chỉ tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước, nhưng đây là kết quả tích cực cho thấy sự phục hồi và phát triển của ngành đường sắt.

Trong đợt vận tải Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 kéo dài 1 tháng, từ 26/1 đến hết ngày 26/2, tức từ ngày 16 tháng Chạp năm Quý Mão đến ngày 17 tháng Giêng năm Giáp Thìn, toàn ngành đường sắt phục vụ hơn 720 nghìn lượt khách với doanh thu đạt khoảng 436 tỷ đồng.

Trong đó, riêng Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội ghi nhận trên 394 nghìn lượt khách, tăng 12% so với năm 2023 và doanh thu đạt gần 198 tỷ đồng. Ông Trần Văn Nam, Phó TGĐ Công ty Cổ phần Đường sắt Hà Nội cho biết, có được kết quả như đợt vận tải Tết, công ty đã chuẩn bị tương đối tốt. "Trước hết chúng tôi cải tạo chỉnh trạng lại các phương tiện vận tải như toa xe khách và những điều kiện để đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách; thứ hai là ngay từ công tác bán vé và phục vụ công tác mua vé của hành khách thì chúng tôi cũng đã áp dụng nhiều giải pháp, các phần mềm công nghệ thông tin với mục tiêu hành khách dễ tiếp cận nhất và dễ dàng mua vé nhất để giải quyết những ý kiến của khách hàng cũng như công tác chăm sóc khách hàng", ông Trần Văn Nam thông tin.

Đường sắt Hà Nội đạt doanh thu gần 200 tỷ đợt vận tải Tết

Hiện nay, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội đang khai thác các tuyến như Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai. Đợt vận tải Tết Nguyên đán vừa qua, các tuyến đều có sự tăng trưởng, đặc biệt, tăng mạnh ở các tuyến ngắn, chặng ngắn. Đơn cử như tuyến Hà Nội – Đà Nẵng, trung bình mỗi ngày, đơn vị này đạt doanh thu 499 triệu đồng.

"Ví dụ như Hà Nội – Đà Nẵng, Đà Nẵng – Diêu Trì và khu vực Nha Trang – Sài Gòn, đó là những chặng ngắn. Mặc dù trên tuyến thống nhất nhưng những chặng ngắn đó có nhu cầu hành khách đi lại nhiều hơn. Từ đó chúng tôi có biện pháp là cắt chặng hợp lý để phục vụ hành khách trong nhu cầu đi lại chặng ngắn và chặng vừa cao hơn nhu cầu đi suốt tuyến" Phó TGĐ Công ty Cổ phần Đường sắt Hà Nội chia sẻ.

Trong dịp Tết, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội đã chạy 322 chuyến tàu Thống Nhất, 224 chuyến tàu địa phương. Thời gian tới, trên đà phát triển thuận lợi trong công tác vận tải hành khách, đơn vị này cho biết, sẽ tiếp tục nâng cấp phương tiện toa xe theo hướng hiện đại và thân thiện, nâng cao trình độ chuyên nghiệp của đội ngũ tiếp viên phục vụ trên tàu để đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng  như phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của hành khách.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khoảng 18 giờ 15 ngày 21/4/2024, hầm đường sắt Bãi Gió qua đèo Cả đã được thông sau 10 ngày bị gián đoạn vì sự cố sạt lở.

Theo quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố sẽ xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị có tổng chiều dài 550km, mức đầu tư khoảng 40 tỷ USD. Với hệ thống đường sắt hiện đại được coi là “xương sống” của giao thông đô thị này, Hà Nội kỳ vọng sẽ giúp người dân dễ dàng di chuyển đến mọi vị trí trong thành phố, đủ năng lực thay thế phương tiện giao thông cá nhân.

Đã có rất nhiều người bị thương trong một vụ tai nạn giao thông đường thủy giữa một chiếc phà và một chiếc tàu chở 42 hành khách du lịch nước ngoài trên sông Tiền vào chiều hôm qua (19/04)

Trận mưa lớn vào ngày hôm qua (16/4) đã khiến cho sân bay lớn nhất Dubai ngập lụt, máy bay chìm trong biển nước và buộc phải chuyển hướng nhiều chuyến bay.

Phát hiện một thanh niên đang lao vào tàu hàng đang chạy, nhân viên đường sắt ở Đồng Nai đã nhanh trí chạy ra, kéo người này về khu vực an toàn.

Chỉ còn hơn 10 ngày nữa là đến 30/4-1/5, để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp này, các hãng hàng không dự kiến cung ứng khoảng 900.000 ghế trên các đường bay nội địa, bổ sung nhiều chuyến bay đêm để linh hoạt giá vé và lựa chọn cho hành khách.