Đường thi công dang dở gây mất an toàn giao thông

Với mục tiêu phát triển giao thông đô thị, nhiều con đường tuyến phố trên địa bàn Thủ đô được đầu tư mở rộng, nâng cấp. Tuy nhiên bên cạnh những hiệu quả đạt được, nhiều tuyến đường lại rơi vào tình trạng thi công dang dở, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Anh Nguyễn Văn Chương là shipper vận chuyển đồ của một sàn thương mại điện tử. Kho làm việc của anh lại ở ngay đầu đường vành đai 2.5 đoạn chưa được giải phóng mặt bằng nên thi công dang dở cả chục năm nay. Chỉ là một đoạn đường khoảng 300m, nhưng anh Chương mỗi lần đi qua khu vực này đều rất dè chừng vì tính ra anh bị đổ xe như ngày hôm nay là cả chục lần rồi chứ không ít.

Anh Chương chia sẻ:  Ngày nào đi cũng khó khăn lắm, khổ. Đi nó xóc, nó rơi hết hàng. Đi qua đây cứ phải gượng ghẹ. Khổ lắm. Tôi bị đổ xe như này hàng chục lần rồi.”

Cũng là dự án dọc tuyến sông Lừ, cách vành đai 2.5 khoảng 500m. Đoạn đường dọc sông Lừ gần cầu Định Công cũng ngổn ngang vài năm nay. Ngày nắng thì nhiều bụi, ngày mưa thì các ổ voi, ổ gà đọng nước, phương tiện khó khăn khi di chuyển qua đây.

Ông Lê Văn Hiển – quận Hoàng Mai, Hà Nội “Bảo xong dự án này thì làm đường mà vẫn chưa thấy làm đâu cả. Nắng thì bụi mù mịt mà mưa thì bẩn thế này đây.”

6h30 tối, một đoạn đường khác ở quận Cầu Giấy khiến chúng tôi không tin vào mắt mình rằng đây là con đường ở giữa trung tâm thủ đô. Lối vào ngõ 8 Tôn Thất Thuyết, khoảng 500m, dưới ánh đèn lờ mờ hắt xuống từ các nhà cao tầng bên cạnh, các phương tiện đánh liều di chuyển. Ngoài là nước bẩn, sình lầy, còn có hố ga không nắp cống che đậy "bẫy" người đi đường, đặc biệt là vào buổi tối. Kể từ sau đợt dịch Covid -19 đoạn đường này đã dừng thi công chỉ còn lại gạch đá án ngữ giữa đường không ai đoái hoài.

Anh Phạm Văn Mẫn – quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết: “Đây là lần đầu tiên mình đi qua con đường này, nhưng cảm thấy rất là xấu, rất là tệ, rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông vì nó có nhiều chướng ngại vật như kiểu gạch đá, rất nhiều ổ voi, ổ gà ở đây.”

Đây chỉ là ba trong số những tuyền đường đang thi công dở bị "bỏ quên" tại Hà Nội. Những đoạn đường bị đào xới, đất đá ngổn ngang giữa đường, cống hố sâu rồi rất nhiều chướng ngại vật mà không có biện pháp an toàn nào gây mất an toàn giao thông cho người đi đường. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với mục tiêu khắc phục hạn chế của mô hình truyền thống, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, Hà Nội đã và đang đẩy mạnh việc sắp xếp, tái cấu trúc bộ phận một cửa.

UBND thành phố thống nhất chủ trương triển khai ngay trong giai đoạn 2025 – 2030 bằng nguồn vốn đầu tư công các cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi.

Một trong những góc quan sát thú vị về quá trình đô thị hóa của Hà Nội chính là ngắm nhìn đường chân trời của đô thị từ nhiều hướng, ở đó chúng ta sẽ thấy sự thay đổi của Hà Nội, những biến đổi về quy hoạch kiến trúc cao tầng của Thủ đô.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.

Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhiều hoạt động tri ân các anh hùng liệt sỹ, chăm sóc thân nhân người có công với cách mạng đã được lực lượng cựu chiến binh Thủ đô nhân rộng.

Tại Liên hoan “Người con hiếu thảo” lần thứ II năm 2024, Thành đoàn - Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội đã tuyên dương 68 gương thanh thiếu nhi Thủ đô tiêu biểu về lòng hiếu thảo, lối sống tốt đẹp, trách nhiệm, có sức lan tỏa trong cộng đồng và xã hội.