Đường ưu tiên xe đạp vắng vẻ sau một tháng thí điểm

Cách đây hơn 1 tháng, vào ngày 1/2, Sở GTVT Hà Nội đã điều chỉnh tổ chức giao thông tuyến đường ven sông Tô Lịch, đoạn cầu Mọc đến cầu Yên Hòa từ đường dành cho người đi bộ thành đường ưu tiên cho xe đạp và người đi bộ. Sau một thời gian đưa vào sử dụng, dường như người dân chưa thực sự mặn mà với tuyến đường này.

Đầu giờ sáng, trái ngược với tình trạng đông đúc phương tiện qua lại của tuyến đường Láng, tuyến đường ưu tiên cho xe đạp lại ghi nhận tình trạng vắng vẻ, ít người qua lại. Chị Quàng Thị Hằng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: "Nói chung là vắng lắm, chỉ được lúc đi làm với tan tầm thì có vài cái thôi, còn đâu gần như là không có. Ở sông Tô Lịch thì mùi nồng nặc, mình đeo 2 cái khẩu trang rồi mà vẫn thấy mùi".

Đạp xe là để hạn chế khí thải ra môi trường cũng như để rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, đạp xe bên một dòng sông ô nhiễm thì đôi khi còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hơn. Đây cũng là lý do khiến một số người không lựa chọn đi xe đạp vào tuyến đường này. Chị Nguyễn Thị An (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: "Tôi cũng có xe đạp nhưng cũng chẳng bao giờ sử dụng ở đây, bởi vì nó quá ô nhiễm và đoạn đường nó quá ngắn để tôi đi. Thứ 2 là ở nút giao 2 đầu có những cái thanh chắn nó cũng rất là lằng nhằng, vòng vo".

Con đường vắng bóng xe đạp

Thực tế, không quá khó hiểu với những lý do mà người dân quanh khu vực vừa đưa ra. Theo các chuyên gia, để đạt được hiệu quả tối đa khi đưa vào sử dụng những tuyến đường này, yếu tố quan trọng là cần phải nắm được nhu cầu thực tế của người dân.

TS. Khương Kim Tạo, Nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho rằng, "trước hết mình tạo điều kiện cho những người đi xe đạp được tiếp cận với con đường thuận lợi hơn, tức là phải có rất nhiều nhánh để có thể rẽ vào. Chứ bây giờ người ta vào 2 đầu, còn những nhà người ta ở giữa người ta muốn vào thì làm thế nào? Muốn đến được cái tuyến đó thì người ta phải đi qua những cái đoạn rất phức tạp, và như vậy là khó khăn cho người đi đường thì người ta cũng không muốn sử dụng. Có thể chúng ta không triển khai rộng hoàn toàn trong phạm vi toàn thành phố, nhưng chí ít cũng phải trong một khu vực nào đó, thì có nghĩa là người dân ở khu vực đó có thể đi từ nhà đến cơ quan hoặc đi từ nhà đến bến xe buýt".

Qua hơn 1 tháng thí điểm tuyến đường này, Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội cho biết, vẫn cần thời gian để theo dõi, đánh giá tình hình, từ đó có cơ sở để đề xuất lãnh đạo Sở nếu có những bất cập.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hiện nay trên các mẫu xe ô tô đời mới hầu hết đều được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Hệ thống này giúp xe không bị trượt hoặc xoay bánh khi phanh gấp.

VF3 và Wuling đang là mẫu ô tô điện rẻ nhất thị trường hiện nay, với khoảng giá 200 đến 300 triệu đồng. Điều này sẽ tác động như thế nào với những xe cũ cùng phân khúc giá bán?

Bất chấp doanh số sụt giảm tới 12% so với tháng trước, Mazda CX5 vẫn là cái tên dẫn đầu nhóm xe đa dụng cỡ trung trong tháng 4 vừa qua. Hai mẫu xe của Hyundai là Santa Fe và Tucson có chính sách khuyến mại giảm giá nên doanh số cũng tăng và đứng trong top 5 mẫu xe đa dụng bán chạy hiện nay.

Trong 3 tháng đầu năm 2024, lực lượng CSGT Hà Nội đã xử lý hơn 1.600 trường hợp học sinh vi phạm. Để khắc phục tình trạng này, quan trọng nhất vẫn là trang bị cho các em kĩ năng lái xe an toàn từ gia đình và nhà trường, trước khi cho các em tham gia giao thông.

Trong thời gian chờ các tuyến cao tốc hoàn thiện, Cục Cảnh sát giao thông đã đồng loạt triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo an toàn cho người dân và các phương tiện khi lưu thông trên các tuyến cao tốc.

Trung bình mỗi năm các chuyến bay trên toàn cầu thải ra môi trường 1 tỷ tấn carbon. Để cải thiện tình hình này thì ngành đã bắt tay vào triển khai những biện pháp giảm khí thải carbon. Hàng không Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó khi đang nỗ lực xanh hóa các sản phẩm thân thiện với môi trường.