Duy trì hay 'khai tử' tuyến xe buýt nhanh BRT?

Gần đây, Sở Giao thông vận tải tiến hành gỡ bỏ biển báo làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh BRT để thay thế bằng biển phù hợp theo qui định, khiến nhiều người lầm tưởng thành phố quyết định tạm dừng khai thác tuyến BRT 01. Tuy nhiên, trong dự thảo điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2045 tầm nhìn đến năm 2065 vừa được công bố, xe buýt nhanh vẫn được xác định là một trong những loại hình vận tải hành khách công cộng cần được ưu tiên phát triển.

BRT 01 là tuyến xe buýt nhanh đầu tiên và duy nhất của Hà Nội tính đến thời điểm này. Chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2017, tuyến 01 dài 14km, có lộ trình Kim Mã - Hà Đông. Theo đánh giá của Trung tâm quản lý giao thông công cộng thành phố, sau gần 7 năm đi vào hoạt động, tuyến BRT là tuyến hiệu quả nhất trong toàn mạng lưới gần 160 tuyến xe buýt nói chung của thành phố. Hành khách thường xuyên đi tuyến này cũng ghi nhận những đánh giá tích cực.

Sau gần 7 năm đi vào hoạt động, tuyến BRT là tuyến hiệu quả nhất trong toàn mạng lưới gần 160 tuyến xe buýt nói chung của thành phố

Bên cạnh đó, có không ít ý kiến cho rằng buýt nhanh BRT chưa thực sự hiệu quả, khi được dành riêng làn đường ưu tiên, chiếm nhiều diện tích đường, nhưng chuyên chở được ít, gây lãng phí hạ tầng giao thông vốn đã chật hẹp. Nhìn nhận khách quan, các chuyên gia cho rằng BRT hiện còn bất cập, chưa đạt được mục tiêu là do chưa được ưu tiên theo đúng thiết kế.

Theo quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô giai đoạn 2011 đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 trước đây, Hà Nội sẽ có 11 tuyến buýt nhanh BRT với tổng chiều dài khoảng 316km. Đến nay sau 12 năm thực hiện, thành phố mới thực hiện được một tuyến là tuyến BRT 01, đạt khoảng 4,4% nhu cầu.

Hiện Sở GTVT đang giao Trung tâm quản lý giao thông công cộng thành phố chủ trì phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, Tổng công ty vận tải Hà Nội tổ chức khảo sát và phỏng vấn hành khách, đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của tuyến buýt nhanh này sau gần 7 năm đi vào hoạt động. Trước mắt, về quan điểm, theo Sở GTVT vẫn cần tiếp tục duy trì hoạt động loại hình BRT, cùng với đó là kết hợp cải thiện các giải pháp về tổ chức giao thông phù hợp./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tinh thần vượt khó, “khí thế Điện Biên Phủ” cũng lan tỏa trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa - vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Những ngày này, cán bộ, chiến sĩ nơi đây đang ra sức thi đua, quyết tâm giành nhiều thành tích xuất sắc hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), 49 năm Ngày Giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2024).

Trong những ngày này, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cũng là một điểm đến ý nghĩa của nhân dân Thủ đô và du khách tìm hiểu về chiến thắng Điện Biên Phủ. Tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tinh thần quyết chiến quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được thể hiện qua nhiều hiện vật, tư liệu quý.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954), quận Hà Đông đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa, như tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng; tổ chức gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử.

Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có không ít bài báo, bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Khẳng định vai trò của báo chí, từ cuối năm 1951 đồng chí Phạm Văn Đồng đã từng viết “Tuyên truyên là phần nửa của công việc kháng chiến”.

Tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Báo Nhân Dân đã tổ chức khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Triển lãm mở cửa tự do đón khách tham quan từ ngày 7/5 - 12/5/2024.

Bốn tháng đầu năm, sản xuất nông nghiệp tăng trưởng ở nhiều lĩnh vực, sản lượng lương thực, thực phẩm tiếp tục tăng, giá bán cũng đồng thời tăng cao. Tuy nhiên, diễn biến bất lợi về thời tiết có thể tác động đến đà tăng trưởng trong quý II.