Duy trì trật tự, văn minh đô thị | Hộp thư truyền hình | 21/10/2023

Dù đã mất rất nhiều năm và nhận không ít kiến nghị, ý kiến bức xúc của người dân trong quá trình thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, song đến nay công tác này ở dự án đầu tư KĐT Tây Nam Kim Giang 1 vẫn chưa hoàn thành. Tuy nhiên, trên chính những mặt bằng đã đuợc giải phóng nay lại bị nhiều cá nhân, tổ chức ngang nhiên tái lấn chiếm để sử dụng vào các mục đích khác nhau gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội, lãng phí nguồn lực đất đai, bức xúc trong dư luận.

Thời gian qua, bám sát chi đạo của thành phố về kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng, quận Nam Từ Liêm đã chi đạo các phường ra quân, quyết liệt xử lý bằng hình thức cưỡng chế đối với các hộ kinh doanh không chấp hành đúng quy định. 

Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị Tây Nam Kim Giang I đuợc UBND thành phố phê duyệt từ năm 2007 có quy mô gần 50ha nằm trên phần lớn diện tích của xã Tân Triều, huyện Thanh Trì và phường Đại Kim, quận Hoàng Mai. Dù đã mất rất nhiều năm và nhận không ít kiến nghị, bức xúc của nguời dân trong quá trình thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, đến nay công tác này vẫn chưa hoàn thành. Tuy nhiên, trên chính những mặt bằng đã được giải phóng nay lai bị nhiều cá nhân, tổ chức tái lấn chiếm để sử dụng vào các mục đích khác nhau gây ra nhiều hệ luỵ cho xã hội, lãng phí nguồn lực đất đai và dư luận bức xúc.

Sau khi nhận được đơn thư của ông Ngô Văn Thanh trú tại thôn Nội Xá, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa liên quan đến công tác GPMB thực hiện dự án Xây dựng Hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá Rau Xanh, Vườn Kẹ, phóng viên Đài Hà Nội đã làm việc với huyện Ứng Hoà. Thông tin công dân phản ánh đã được tiếp nhận và giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất của huyện làm đầu mối để trả lời và giải quyết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời gian qua, thành phố đã thực hiện nhiều dự án phát triển hạ tầng giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên có một số dự án đang tồn tại nhiều bất cập trong quy hoạch, thiết kế nên đang gây ra nhiều kiến nghị, thắc mắc từ phía người dân.

Tại một số địa phương của Hà Nội, nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân chưa được đáp ứng kịp thời. Nguyên nhân là do nhiều dự án xã hội hóa triển khai rất chậm trễ.

Ban Biên tập Hộp thư - Đài Hà Nội nhận được đơn thư phản ánh của một số hộ dân đang sinh sống tại hẻm 1194/141/25 đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa về một công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng tại đây.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ước tính mỗi năm, trung bình Hà Nội tăng thêm từ 40 nghìn đến 50 nghìn học sinh, tương ứng phải xây từ 30 đến 40 trường, mới có thể đáp ứng đủ chỗ học. Việc sắp xếp quỹ đất trong nội đô để xây dựng trường học là rất khó khăn, nhưng vẫn còn các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, hợp tác xã... trước đây được Nhà nước giao đất, lại bỏ hoang hoặc sử dụng sai mục đích.

Việc xây dựng các công trình trong khu vực phố cổ, vùng bảo tồn cấp 1 của Thủ đô luôn là vấn đề nóng trong thời gian vừa qua. Với hàng loạt quy định chặt chẽ tại đây, cứ ngỡ việc thi công xây dựng chắc chắn sẽ đi vào khuôn khổ thế nhưng những gì đang diễn ra cho thấy đối với một số trường hợp những quy định này hiện vẫn không được áp dụng. Và điều hiển nhiên sau những sai phạm này là hệ lụy vô cùng lớn mà các hộ dân không có may mắn khi ở cạnh các công trình có sai phạm đang phải gánh chịu.

Tiếp nhận phản ánh của báo chí đồng thời để chủ động đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy tại các chung cư mini, nhà trọ, đặc biệt là các các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có dạng “hộp ngủ”, vừa qua, UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 1446/UBND-NC về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với các loại hình công trình nói trên.