Ế tới 13.400 lượng tại phiên đấu thầu vàng

Dù đã lùi lại một ngày so với thời gian dự kiến ban đầu, nhưng phiên đấu thầu vàng đầu tiên sau 11 năm của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng 23/4, vẫn… ế. Chỉ có 3.400 lượng trúng thầu, tức là chỉ khoảng 1/5 so với khối lượng đưa ra đấu thầu.

Chỉ có hai đơn vị bỏ thầu

Sau hơn hai tiếng từ lúc bắt đầu đấu thầu, trưa 23/4, Ngân hàng Nhà nước công bố kết quả. Chỉ có 2 thành viên trúng thầu 34 lô, tương đương 3.400 lượng vàng.

Theo thông báo, giá trúng thầu thấp nhất 81,32 triệu đồng, giá cao nhất 81,33 triệu đồng. Được biết mức giá phát thầu đấu 16.800 lượng vàng được Ngân hàng Nhà nước đưa ra sáng 23/4 ở mức 81,32 triệu đồng/lượng.

11 đơn vị bao gồm 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp tham gia dự thầu gồm: ACB, MSB, Sacombank, Eximbank, Techcombank, VPBank, HDBank và Công ty SJC, DOJI, PNJ, Phú Quý.

Theo thông tin của Hanoionline, có 11 đơn vị bao gồm 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp tham gia dự thầu gồm: ACB, MSB, Sacombank, Eximbank, Techcombank, VPBank, HDBank và Công ty SJC, DOJI, PNJ, Phú Quý. Hai đơn vị trúng thầu hôm nay là Công ty SJC và Ngân hàng ACB. Trong đó Công ty SJC trúng thầu 2.000 lượng, giá 81,33 triệu đồng/lượng. Còn ACB trúng thầu 1.500 lượng với giá 81,32 triệu đồng/lượng.

Trao đổi với Hanoionline, ông Kỳ Nam – phụ trách PR của SJC tại TP. HCM cho biết “chưa thể cung cấp thêm thông tin xung quanh khối lượng và giá trúng thầu sáng nay. Sau khi có sắp xếp và bố trí lại, doanh nghiệp sẽ thông tin cụ thể.”

Như “gió vào nhà trống”

Ngay sau khi phiên đấu thầu kết thúc, nhiều chuyên gia kinh tế nói với Hanoionline rằng, khối lượng vàng trúng thầu sáng 23/4 so với nhu cầu thực của thị trường, chỉ như “gió vào nhà trống”. Chuyên gia tài chính Nguyễn Đức Hùng Linh cho rằng, việc chỉ có hai đơn vị trúng thầu với khối lượng khiêm tốn đang cho thấy sự thận trọng của các doanh nghiệp kinh doanh vàng nói chung.

Khối lượng vàng trúng thầu sáng 23/4 so với nhu cầu thực của thị trường, chỉ như “gió vào nhà trống”.

Đồng quan điểm, ông Đinh Nho Bảng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng ở thời điểm này và lại yêu cầu số lượng mua tối thiểu là 1.400 lượng cũng khiến các đơn vị tham gia đấu giá hết sức cân nhắc. 1.400 lượng nếu quy ra tiền thì khoảng113 tỷ đồng, không dễ tiêu thụ vì sức mua của thị trường đang chậm lại.

Với việc chỉ có một ngân hàng trúng thầu sáng 23/4 là ACB, các chuyên gia dự đoán các phiên đấu thầu tới dự kiến sẽ thiếu lực mua từ các ngân hàng, kéo theo số lượng giao dịch dự kiến không lớn như giai đoạn 2013. Thời điểm đó, các ngân hàng được phép huy động vàng từ dân cư, do đó họ cần thanh toán trạng thái để trả lại cho dân. Nhiều năm nay, kênh huy động này bị xóa bỏ, chỉ còn lại số ít nhà băng duy trì mảng kinh doanh vàng miếng. Trao đổi với báo chí, đại diện một ngân hàng khác là TPBank cho biêt không tham gia đấu thầu vàng lần này bởi biên lợi nhuận thấp.

Trong phiên đấu giá cuối cùng năm 2013, có 17 đơn vị tham gia nhưng cũng chỉ có 2 đơn vị bỏ thầu. Việc quy định khối lượng tối thiểu 1.400 lượng sẽ khiến nhiều đơn vị chỉ đứng ngoài quan sát. Nếu là 500 lượng tối thiểu thì số lượng bỏ thầu có thể sẽ khác.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong.

Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên được tổ chức trong bối cảnh giá vàng thế giới lao dốc rất mạnh. Chỉ tính từ đêm qua đến nay, giá vàng đã mất 92,3 USD/ounce (tương đương 2,84 triệu đồng/lượng), về mức 2.301,6 USD/ounce vào lúc 10h15 sáng nay. Với thị trường trong nước, sau phiên đấu thầu, mức thu mua ngoài thị trường chiều nay tăng 700.000 đồng, còn giá bán ra đắt thêm 500.000 đồng so với sáng, dao động 80 - 82,8 triệu đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.

Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.

Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".

Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.