ECB có thể hạ lãi suất trong tháng 10
Trả lời phỏng vấn tờ La Republica của Italy ngày 7/10, Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp Villeroy cho biết, hai năm qua, rủi ro chính của ECB là lạm phát vượt mục tiêu 2%. Nhưng giờ đây, ngân hàng này cũng phải chú ý đến rủi ro ngược lại, đó là lạm phát thấp hơn 2% do tăng trưởng yếu và chính sách tiền tệ thắt chặt quá lâu.
Ông Villeroy dự đoán, ECB sẽ tiếp tục giảm lãi suất trong năm sau và sẽ trở lại mức lãi suất "trung lập" tức mức lãi suất không kìm hãm cũng không kích thích tăng trưởng - vào khoảng năm 2025. Theo ông, nếu lạm phát năm sau duy trì ở mức 2% và tăng trưởng kinh tế ở châu Âu vẫn yếu, ECB sẽ không có lý do gì để duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt.
Ông Villeroy không đưa ra ước tính về mức lãi suất trung lập, nhưng cho biết thị trường nhận định mức lãi suất trung lập vào khoảng 2%. Để đạt được mức này, ECB sẽ phải hạ lãi suất thêm sáu lần nữa, bao gồm hai lần nữa trong năm nay và bốn lần vào năm 2025, nếu ngân hàng này vẫn giữ nhịp độ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm mỗi lần như lúc tăng lãi suất.
Đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới Bitcoin liên tục lập đỉnh mới. Đêm 13/11 (theo giờ Việt Nam), giá mỗi Bitcoin đã vọt lên 93.445 USD, cao nhất từ trước đến nay.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h hôm nay (14/11) sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, mức giảm dao động từ 247 đồng đến 385 đồng/lít.
Ngày 14/11, giá vàng nhẫn và vàng miếng trong nước đồng loạt giảm mạnh. So với mức giá kỷ lục thiết lập vào cuối tháng 10, mỗi lượng nhẫn trơn thấp hơn khoảng 7 - 8,5 triệu đồng/lượng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 14/11 kết phiên chìm trong sắc đỏ khi chịu áp lực kép từ nhóm ngân hàng và chứng khoán. Đà bán tháo đột ngột xuất hiện từ giữa phiên chiều đã đẩy VN-Index xuống mức thấp nhất trong ba tháng qua.
Phiên giao dịch ngày 14/11, giá vàng thế giới giao ngay giảm mạnh hơn 50 USD/ounce so với ngày 13/11, xuống còn 2.558 USD/ounce. Như vậy giá vàng đã giảm trong 4 phiên liên tiếp kể từ đầu tuần.
Việt Nam đang nổi lên như một trong những thị trường chế biến thực phẩm hàng đầu trong khu vực nhờ nguồn nguyên liệu nông nghiệp dồi dào và lực lượng lao động trẻ. Với dân số gần 100 triệu người và tầng lớp trung lưu đang gia tăng, ngành thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam chiếm khoảng 15% GDP và có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới.
0