ECB có thể tăng lãi suất lần thứ 9 liên tiếp

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 27/7 có thể sẽ tăng lãi suất lần thứ 9 liên tiếp và để ngỏ khả năng lãi suất sẽ tiếp tục tăng, trong bối cảnh lạm phát cao dai dẳng và xuất hiện thêm nhiều dấu hiệu về tình trạng kinh tế sa sút.

Trong nỗ lực hạ nhiệt lạm phát tăng kỷ lục, ECB đã nâng lãi suất 4 điểm phần trăm kể từ tháng 7/2022 và cam kết sẽ tăng 0,25 điểm phần trăm trong tháng này.

Tuy nhiên, ngân hàng trung ương của 20 quốc gia sử dụng đồng euro có thể thực hiện cách tiếp cận dựa trên số liệu. Điều này khiến các nhà đầu tư chưa chắc chắn về việc sẽ có thêm một lần tăng lãi suất vào tháng 9 hay không, hay tháng 7 đánh dấu sự kết thúc của đợt thắt chặt chính sách tiền tệ với tốc độ mạnh chưa từng có của ECB.

Vấn đề của ECB là lạm phát giảm quá chậm và có thể phải đến năm 2025 mới trở lại mức mục tiêu 2%, khi tình trạng giá cả tăng ban đầu do giá năng lượng đã tác động mạnh đến nền kinh tế.

Trong khi lạm phát toàn phần hiện chỉ bằng một nửa mức đỉnh hồi tháng 10/2022, tốc độ tăng giá vẫn gần mức cao kỷ lục và có thể còn tăng tốc trong tháng này.

ECB đã nâng lãi suất 4 điểm phần trăm kể từ tháng 7/2022 và cam kết sẽ tăng 0,25 điểm phần trăm trong tháng này

Thị trường lao động cũng thắt chặt, với tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục, gây rủi ro lương sẽ tăng nhanh trong những năm tới, khi các nghiệp đoàn đòi tăng thu nhập để bù lại tác động của lạm phát.

Đó là lý do tại sao nhiều nhà đầu tư và nhà phân tích dự báo ECB sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 9 và chỉ dừng tăng nếu số liệu về lương vào mùa Thu bớt gây quan ngại.

Tuy nhiên, triển vọng kinh tế yếu đi nhanh chóng sẽ làm chùn bước những ý kiến ủng hộ việc tăng lãi suất và Chủ tịch ECB Christine Lagarde có thể thận trọng sau khi loạt số liệu gần đây cho thấy việc tăng lãi suất đang gây sức ép lên tăng trưởng.

Các chỉ số về niềm tin của người tiêu dùng, của nhà đầu tư và kinh doanh, cùng các khảo sát ngân hàng cho thấy nền kinh tế tiếp tục xấu đi dù đã tránh được suy thoái trong mùa Đông năm trước.

Với hoạt động chế tạo giảm sâu và lĩnh vực dịch vụ dù trước đó ổn định đã xuất hiện những dấu hiệu yếu hơn, sẽ khó để dự báo về sự phục hồi sẽ đến từ đâu./.

(Nguồn: TTXVN)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chục năm qua, Ngân hàng Nhà nước không cấp phép sản xuất thêm vàng miếng, cũng không cho doanh nghiệp nhập khẩu vàng để sản xuất trang sức mỹ nghệ. Cơ chế độc quyền vàng miếng đã không còn phù hợp. Bỏ độc quyền, cho phép nhập khẩu vàng miếng là một yêu cầu cấp bách của thực tế.

Thị trường chứng khoán hôm nay, VN-Index mở phiên sáng nay khá tích cực. Dòng tiền vào mua mạnh mẽ đã bắt gặp khối lượng chốt lời rất lớn, đẩy thanh khoản lên mức cao nhất trong 20 phiên. Tuy nhiên, đến cuối phiên sáng chỉ số đã phải thu hẹp hơn một nửa biên độ, chỉ còn tăng 5,65 điểm.

Mở cửa phiên giao dịch 20/5, giá vàng thế giới giao ngay tăng 16 USD lên 2.434 USD/ounce. Giá này vượt kỷ lục cũ xác lập phiên 12/4 tại 2.431 USD. Diễn biến này đã được dự báo trước đó.

Trong kỳ họp sáng nay (20/5), trình bày báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, Phó Thủ tướng chính phủ Lê Minh Khái cho biết Chính phủ đã tập trung triển khai các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới, tích cực triển khai công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Dự kiến trong tuần này, nhằm tăng cung vàng miếng cho thị trường, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tổ chức hai phiên đấu thầu vàng vào ngày 21/5 và 23/5.

Từ đầu năm đến nay, giá vé trung bình hạng phổ thông trên một số đường bay của các hãng hàng không Việt Nam đều tăng 15 - 20% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này đang là một cản trở đối với du lịch nội địa khi người dân có xu hướng tìm đến các điểm du lịch quốc tế thay vì đi du lịch trong nước.