Ekip Gen Z xây ‘Những Thành Phố Mơ Màng’ bằng âm nhạc

Trải qua 7 năm, với trên dưới 10 sự kiện từ quy mô quán cafe tới các không gian ngoài trời rộng lớn, Những Thành Phố Mơ Màng đã kết nối hàng chục nghìn khán giả yêu nhạc. Đứng đằng sau những concert bùng nổ đó là ekip với hầu hết bạn trẻ Gen Z năng động, trẻ trung và đầy hoài bão. Trước sự kiện ‘Những Thành Phố Mơ Màng Year End 2023’, ekip đã bật mí nhiều câu chuyện về sản xuất, tiết lộ nho nhỏ về ‘nghệ sĩ bí mật’ và sân khấu đậm chất Giáng sinh.

7 năm trôi qua, Những Thành Phố Mơ Màng từ quy mô tổ chức trong quán cafe tới những không gian ngoài trời thu hút hàng nghìn khán giả. Hành trình của các bạn đáng nhớ thế nào?

Việt Tùng: Quãng thời gian 7 năm là một hành trình khá là dài, với bản thân mình. Từ những ngày đầu tiên, khi làm những chương trình ở trong quán cafe thì bọn mình cũng chưa từng nghĩ là sẽ có một ngày mọi thứ đến được như bây giờ, tổ chức những show ngoài trời và được nhận được sự ủng hộ đông đảo của các bạn khán giả.

Trải qua một quãng thời gian như thế có rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khi mà chương trình càng ngày càng lớn dần thì bọn mình cũng phải thay đổi tư duy cũng như là thay đổi bộ máy vận hành. Có thể nói là đến thời điểm hiện tại thì bọn mình khá may mắn khi đang tìm được tất cả những yếu tố chất lượng tốt nhất để cùng nhau trên cái chặng đường này.

Mục tiêu là “kim chỉ nam” được các bạn duy trì trong suốt 7 năm qua?

Việt Tùng: Mọi người có cùng chung sở thích là âm nhạc và cùng có một định hướng là gắn kết với nhau qua âm nhạc. Từ những chương trình đầu tiên đến tận bây giờ, ngoài công việc thì bọn mình cũng như là những người bạn khá thân ở ngoài đời.

Ở Việt Nam hiện tại cũng có nhiều sự kiện âm nhạc quy mô lớn, chắc hẳn các bạn cũng đã nghiên cứu và tham khảo rất nhiều. Vậy định vị thương hiệu của Những Thành Phố Mơ Màng là gì?

Xuân Quỳnh: Ngay từ đầu chúng mình tổ chức Những Thành Phố Mơ Màng với mong muốn đây là một sân chơi cũng như là một cái thành phố riêng cho các bạn khán giả, đặc biệt là những khán giả yêu thích nhạc của giới Indie, Underground. Chúng mình mong muốn tạo một không gian âm nhạc thoải mái nhất, gần gũi nhất để khán giả có thể đắm chìm trong không gian đấy. Mình cũng là Gen Z, mình cũng hiểu được là thế hệ bây giờ có nhiều áp lực về công việc, học tập, đi làm. Mình chỉ mong muốn là tạo một môi trường để khán giả đến và cảm thấy thoải mái nhất, cũng như là cảm thấy chill cùng với nghệ sĩ mà họ yêu thích. Như Tùng nói thì định vị thương hiệu của Những Thành Phố Mơ Màng là tạo ra những show âm nhạc chỉn chu nhất, có chuẩn về âm thanh, ánh sáng cũng như là nghệ sĩ. Khi khán giả tới nghe nhạc cũng cảm nhận được sự đồng bộ từ hình ảnh trên social mà chúng mình truyền thông cho đến trải nghiệm tại sự kiện.

Những khó khăn chung khi tổ chức sự kiện âm nhạc quy mô lớn ở các thành phố trung tâm như Hà Nội và TP.HCM?

Việt Tùng: Trải qua 7 năm với các show khác nhau tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mình nhận ra là thói quen của các khách hàng cũng như là mong muốn của của khách hàng ở mỗi tỉnh thành sẽ khác nhau. Mình đã phải làm quen, cũng như là phân tách rõ ràng và tìm hiểu kỹ về mong muốn của khách hàng, để đáp ứng được nhiều nhất có thể cho các bạn có một trải nghiệm đáng nhớ.

Vậy sự khác biệt khi tổ chức các lễ hội âm nhạc, concert tại Hà Nội và TP.HCM là gì?

Việt Tùng: Mình nghĩ là cái khác nhau nhiều nhất sẽ là về mong muốn gặp mặt các nghệ sĩ. Có thể thời gian này ở Hà Nội các bạn đang muốn gặp nghệ sĩ này nhiều hơn nhưng mà ở Sài Gòn sẽ ngược lại và đôi khi cái việc có được nghệ sĩ đấy trùng thời gian tổ chức nó cũng là một cái bài toán khiến bọn mình phải đắn đo.

Ngoài ra thì cũng sẽ khó khăn nhiều hơn về mặt địa điểm. Hiện tại thì ở trong TP. Hồ Chí Minh sẽ có nhiều địa điểm tổ chức hơn là ngoài Hà Nội. Đấy cũng là những bài toán khá đau đầu khi mà bọn mình chuẩn bị một chương trình ca nhạc.

Xuân Quỳnh: Bên cạnh đó thì mức độ và nhu cầu bán vé, mua vé để đi xem show ca nhạc nó cũng là một điều khác biệt khá lớn giữa các bạn trẻ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Các bạn TP. Hồ Chí Minh rất thích sự vui vẻ, nhộn nhịp nên họ nó sẽ thường chốt vé nhanh hơn là các bạn ở Hà Nội. Nhưng khi mà chúng mình bắt đầu tổ chức Những Thành Phố Mơ Màng ở Hà Nội nhiều hơn thì chúng mình cũng đã thấy được sự thay đổi về thói quen đi xem show âm nhạc và tốc độ mua vé của các bạn trẻ ở Hà Nội cũng nhanh hơn rất nhiều. Minh chứng là tốc độ sold-out (bán hết) vé cho show Hà Nội đợt tới đây cũng rất là nhanh.

Những Thành Phố Mơ Màng chủ yếu quy tụ các nghệ sĩ trẻ (trong giới Indie, Underground). Đây có phải những mối quan hệ thân tình của các bạn không?

Việt Tùng: Cũng có và cũng không! (cười) Cũng có một vài anh chị nghệ sĩ là những mối quan hệ khá lâu năm với chúng mình. Nhưng mà ngược lại, với tiêu chí của chúng mình từ đầu là mong muốn tìm được nhiều nghệ sĩ trẻ, kết nối thật nhiều anh chị em nghệ sĩ thì mỗi mùa tổ chức, chúng mình sẽ cố gắng mời những gương mặt trẻ mới, đem đến những làn gió mới cho khán giả.

Làm thế nào để kết nối những cá tính âm nhạc đó và tạo ra một đêm nhạc trọn vẹn, có ý nghĩa với khán giả?

Việt Tùng: Để sắp xếp được dàn lineup (nghệ sĩ biểu diễn) hoàn chỉnh cho một chương trình ca nhạc là một bài toán khá dài và đau đầu với bọn mình, khi mà sẽ phải đưa ra được một chiều sâu nhất định về mặt âm nhạc. Liệu những nghệ sĩ có thể kết hợp được với nhau và tạo ra được sự hưng phấn dành cho khán giả hay không? Ngoài ra đặc biệt với các bạn nghệ sĩ trẻ, liệu rằng dòng nhạc của các bạn ấy có đang hợp với mood của cả cái chương trình hay không, thì đấy là những yếu tố mà bọn mình sẽ thường đắn đo lựa chọn.

Những Thành Phố Mơ Màng có mức vé khá ổn cho các bạn trẻ (chỉ khoảng 500.000-700.000đ) và đã sold-out rất nhanh. Có vẻ như các bạn cũng không cần mất quá nhiều công sức cho việc truyền thông, quảng bá?

Không phải bây giờ Những Thành Phố Mơ Màng mới đạt được tốc độ sold out vé nhanh như thế, mà nó là một hành trình dài để chúng mình có thể kết nối mọi người với nhau. Chúng mình cũng rất bất ngờ khi có những bạn một năm đi show Những Thành Phố Mơ Màng tới 3 lần và lần tới cũng đi luôn. Đấy là một niềm vui cũng như là niềm hạnh phúc khi mà được khán giả đón nhận. Cũng khá là bất ngờ khi mà show Hà Nội sắp tới đây đã sold out vé sau 3 tuần. Có lẽ thời điểm cuối năm cũng là dịp tổng kết cho mọi người. Mọi người gạt bỏ hết tất cả mọi muộn phiền của năm cũ và đến với Những Thành Phố Mơ Màng. Khán giả ở Hà Nội thì cũng mong chờ Những Thành Phố Mơ Màng. Bởi vì show gần nhất ở Hà Nội là tháng 5 năm nay thì cũng cách một khoảng thời gian dài, cho nên mới có mức độ sold out vé bất ngờ như vậy.

Việc các bạn chú trọng nhất từ giờ tới đêm Year End là gì?

Việt Tùng: Sau khi mà quá trình bán vé hoàn tất thì bọn mình có 1 nỗi sợ là lần này mọi thứ nó khác quá: tốc độ mua vé của mọi người quá nhanh và số lượng khán giả cũng nhiều hơn, liệu rằng những thứ mình đang chuẩn bị có mang đến cho tất cả khán giả trải nghiệm tốt nhất hay không? Bọn mình cũng thường họp với nhau và bàn bạc, chuẩn bị về tất cả mọi mặt từ sân khấu, âm thanh, ánh sáng, các phần trình diễn của các nghệ sĩ cũng như là các phần check-in hay hướng dẫn khách để vào các khu vực và gian hàng…

Xuân Quỳnh: Nếu như Tùng lo về khâu sản xuất thì mình lo về mặt truyền thông, đặc biệt là truyền thông sau show. Dịp cuối năm này quy tụ rất nhiều show âm nhạc lớn từ trong nước và ngoài nước nên việc Những Thành Phố Mơ Màng có thể lan tỏa được đến đông đảo các bạn khán giả hay là một điều mà mình cũng đang rất là lo lắng trong dịp cuối năm này.

Concert lần này có một nghệ sĩ bí mật. Các bạn có thể bật mí riêng một chút với Đài Hà Nội về sự xuất hiện của nghệ sĩ này?

Việt Tùng: Mình sẽ không được nói tên chính xác của nghệ sĩ, nhưng mà như những cái hint (tiết lộ) trên fanpage của chương trình thì đây sẽ là một nghệ sĩ chưa từng biểu diễn tại Những Thành Phố Mơ Màng bao giờ. Với cá nhân bọn mình, những người làm chương trình thì người nghệ sĩ này là một trong những người mà bọn mình đã mong muốn góp mặt trong dàn lineup của Những Thành Phố Mơ Màng ngay từ những ngày đầu tiên. Trải qua một quãng gian khá là dài (7 năm) thì cuối cùng nghệ sĩ đấy mới góp mặt tại chương trình của bọn mình. Và mình nghĩ sẽ là một sự hứng thú, một sự bất ngờ rất lớn với tất cả các bạn khán giả cũng như là một sự bùng nổ trong chương trình. Mình tin là như vậy.

NTPMM Year End 2023 quy tụ bao nhiêu khán giả? Có gì đặc biệt hơn các đêm NTPMM trước đó?

Việt Tùng: Về số lượng khán giả thì mình sẽ không chia sẻ con số cụ thể, nhưng sẽ là một trong những chương trình lớn nhất từ trước đến giờ của Những Thành Phố Mơ Màng và với bọn mình đây là số lượng mà thực sự bọn mình cũng không thể tin được.

Mình cũng sẽ chuẩn bị rất kỹ về mặt sân khấu, sẽ có một set design mang thiên hướng Giáng sinh và đây cũng sẽ là một thứ mà mình nghĩ là tạo sự thích thú cho các bạn khán giả.

Dù đêm nhạc này chưa diễn ra nhưng các bạn đã tính toán thêm về việc tổ chức NTPMM trong năm 2024? Có “thành phố mơ màng” nào mới ngoài Hà Nội & TP. Hồ Chí Minh?

Việt Tùng: Từ trước khi bọn mình chuẩn bị kế hoạch cho chương trình vào cuối năm nay ở Hà Nội thì đã có một vài cuộc nói chuyện về năm 2024 và cũng sẽ có đổi mới. Có thể là bọn mình sẽ góp mặt ở một vài tỉnh thành mới và hy vọng là sớm sẽ thực hiện được việc này.

Cảm ơn Việt Tùng và Xuân Quỳnh về những chia sẻ này!

---

Thực hiện: Thảo Vi
Ảnh: NVCC
Đồ họa: Thanh Nga

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 19/11, cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” 2024 đã bước vào ngày cuối của vòng Sơ khảo 1, nhiều thí sinh từ khắp nơi về thử sức với nhiều tiết mục dự thi hấp dẫn.

Tối 18/11, tại sân vận động Cột Cờ, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật, truyền hình trực tiếp, với tên gọi “Cùng nhau giữ nước”.

Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Tối 18/11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước" do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội, UBND thành phố Hà Nội tổ chức, đã diễn ra.

Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Đêm nhạc “Dòng thời gian” với chủ đề “Bài ca trên núi” đã diễn ra vào tối qua 17/11, trong không khí đầy thi vị, cùng giọng ca ngọt ngào của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Đúng như tên gọi đậm chất thơ, đêm nhạc được tổ chức giữa rừng núi Ba Vì hùng vĩ tạo nên nhiều cảm xúc trong lòng khán giả.