Elon Musk không có quyền quyết định trong chính phủ Mỹ

Trong một hồ sơ nộp lên tòa án liên bang ngày 17/2, Nhà Trắng đã làm rõ vai trò của ông chủ Tesla Elon Musk trong chính phủ Mỹ.

Nhà Trắng khẳng định, ông Elon Musk không có thẩm quyền ra quyết định sau nhiều tranh cãi về quyền lực của vị tỷ phú công nghệ này.

Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh ông Musk được biết đến là người đứng đầu trên thực tế của Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE), một cơ quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump thành lập với mục tiêu cắt giảm chi tiêu chính phủ.

Theo hồ sơ của Nhà Trắng, ông Musk là nhân viên chính phủ đặc biệt nhưng không phải là chính thức và là "cố vấn cấp cao cho tổng thống".

Giống như các cố vấn cấp cao khác của Nhà Trắng, ông Musk không có thẩm quyền thực tế hoặc chính thức để tự đưa ra các quyết định cấp chính phủ. Tỷ phú này chỉ có thể cố vấn và truyền đạt các chỉ thị của Tổng thống Trump.

Ông Joshua Fisher, Giám đốc Phòng Hành chính Nhà Trắng, xác nhận tỷ phú Musk không phải là nhân viên của DOGE cũng như không phải là người quản lý chính thức cơ quan này. Tuy nhiên, ông Fisher lại không thông tin ai là người lãnh đạo hiện tại của DOGE.

Nhà Trắng xác nhận tỷ phú Elon Musk không phải là nhân viên hay lãnh đạo của DOGE. Ảnh: PAP.

Ông Fisher nộp hồ sơ sau khi người đứng đầu ngành tư pháp của 14 bang đệ đơn kiện liên quan DOGE do tỷ phú Musk đứng đầu, với cáo buộc Tổng thống Trump đã bổ nhiệm bất hợp pháp ông Musk và đã trao cho DOGE những quyền hạn không được Quốc hội cho phép.

Các quan chức tư pháp nhấn mạnh, ngoài Tổng thống Mỹ, chưa có một cơ quan nào lại có quyền hành pháp lớn như DOGE. Điều này trái ngược hoàn toàn với cấu trúc Hiến pháp Mỹ. Các quan chức này đề nghị tòa án ra lệnh cấm ông Musk thực hiện bất kỳ hành động hành pháp nào khác.

Đây là vụ kiện mới nhất làm leo thang thêm cuộc chiến pháp lý liên quan đến hoạt động của cơ quan DOGE.

Được thành lập với mục tiêu cắt giảm chi tiêu liên bang, trong khoảng ba tuần qua, DOGE đã đi khắp các cơ quan chính phủ, khai thác những hệ thống máy tính, đào sâu vào ngân sách và tìm kiếm những gì được cho là lãng phí, gian lận và lạm dụng. Kết quả là việc sa thải hàng loạt công chức chính phủ và cắt giảm mạnh chương trình viện trợ nước ngoài của Mỹ.

Theo TTXVN

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quân đội Nga đã thực hiện các cuộc không kích vào các mục tiêu quân sự Ukraine tại quận Zaporizhzhia, vào đêm 20/3.

Drone cảm tử cơ động mặt đất của quân đội Nga đã phá huỷ thành công vào một chiến hào có mái che của Ukraine.

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un khẳng định sự ủng hộ của Triều Tiên đối với Nga, trong cuộc đón tiếp phái đoàn Hội đồng An ninh Liên bang Nga ngày 21/3.

Khu vực biên giới Israel – Liban tiếp tục nóng trở lại trong ngày 22/3, khi quân đội Israel và lực lượng Hezbollah mở lại các cuộc tấn công xuyên biên giới nhằm vào nhau.

Những diễn biến mới ở quốc tế có thể vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho Ấn Độ khi mua tiêm kích F-35.

Các nhà ngoại giao hàng đầu của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã nhóm họp tại Tokyo, Nhật Bản nhằm tìm kiếm tiếng nói chung về các vấn đề an ninh khu vực và kinh tế.