EU cân nhắc ‘kế hoạch B’ để rót tiền cho Ukraine

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU đang xem xét các phương án thay thế để tiếp tục tài trợ cho Ukraine, trong trường hợp các quốc gia thành viên không vượt qua được quyền phủ quyết của Hungary. Budapest trước đó đã chặn gói hỗ trợ trị giá 50 tỷ euro (55 tỷ USD) cho Kiev trong bối cảnh xung đột với Nga.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu trong cuộc họp báo với Thủ tướng Bỉ tại Brussels, vào ngày 5 tháng 1 năm 2024

Phát biểu tại cuộc họp báo với Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo ngày 5/1, bà von der Leyen nhấn mạnh rằng EU cần phải “khẩn trương tiến tới ổn định viện trợ tài chính” cho Ukraine.

Bà nhấn mạnh, đạt được sự đồng thuận giữa tất cả 27 quốc gia thành viên là “ưu tiên hàng đầu” nhưng EU cũng “phải chuẩn bị cho những lựa chọn khác. Đây là những giải pháp mà chúng tôi đang chuẩn bị ngay bây giờ”.

Bà Von der Leyen cũng nhắc lại rằng ngay trước Giáng sinh, EU đã thông qua gói hỗ trợ trị giá 18 tỷ euro (20 tỷ USD) cho Ukraine để giúp Kiev “trang trải cho nhu cầu của họ vào đầu năm nay” và giúp Brussels có thêm chút thời gian đàm phán về gói tài trợ chính. “Nhưng tất nhiên chúng tôi vẫn cần phải làm việc chăm chỉ và nhanh nhất có thể thực hiện điều đó”, quan chức hàng đầu của EU cho biết thêm.

Tháng trước, Hungary – quốc gia luôn chỉ trích chính sách của EU đối với Ukraine – đã chặn gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro cho Kiev, dự kiến sẽ được giải ngân trong khoảng thời gian từ 2024 đến 2027.

Cố vấn của Thủ tướng Hungary Viktor Orban, ông Balazs Orban, cho biết Budapest có thể ngừng phản đối nỗ lực này nếu Brussels dỡ bỏ toàn bộ số tiền 30 tỷ euro dành cho Hungary – vốn đang bị EU đóng băng vì tranh chấp về pháp quyền. Đến nay EU mới chỉ giải phóng 1/3 số tiền này, với lý do Budapest đã đạt được tiến bộ trong cải cách tư pháp.

Tờ Financial Times vào cuối tháng trước đưa tin rằng EU đang nghiên cứu một cơ chế để vượt qua quyền phủ quyết của Hungary, theo đó các quốc gia thành viên sẽ cung cấp những đảm bảo cho ngân sách EU, qua đó cho phép Brussels vay khoảng 20 tỷ euro cho Kiev.

Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của EU về tài trợ cho Ukraine sẽ diễn ra vào ngày 1 tháng 2. Kể từ khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra vào tháng 2 năm 2022, EU đã cung cấp cho Ukraine hơn 91 tỷ USD dưới nhiều hình thức viện trợ khác nhau.

Nga đã nhiều lần lên án việc các nước Liên minh châu Âu viện trợ vũ khí cho Kiev, đồng thời cảnh báo rằng sự hỗ trợ này đang trở thành gánh nặng nghiêm trọng đối với những người nộp thuế ở EU.

(Theo RT)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát ngày 16/5 đã bỏ phiếu thông qua dự luật yêu cầu Tổng thống Mỹ Joe Biden chuyển giao vũ khí phòng thủ cho Israel.

Bà Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, ngày 17/5 đã chỉ trích các đối thủ vì cáo buộc Bình Nhưỡng bán vũ khí cho Nga để phục vụ cuộc xung đột với Ukraine.

Các nước Thái Bình Dương gần quần đảo New Caledonia kêu gọi các bên liên quan giảm căng thẳng tại vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp, cũng như hối thúc Chính phủ Pháp và chính đảng tại New Caledonia quay lại đàm phán.

Quân đội Ukraine được cho là đã dùng tên lửa ATACMS tập kích căn cứ không quân Belbek của Nga tại bán đảo Crimea, làm hư hại radar phòng không.

Sau khi đối phó thành công với loạt tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái Iran trong tháng trước, hệ thống phòng thủ Arrow của Israel trở nên đắt khách. Lãnh đạo tập đoàn Israel Aerospace Industries cho biết nhiều quốc gia đang quan tâm đến việc mua công nghệ này.

Hội nghị Thượng đỉnh Liên đoàn Arab lần thứ 33 đã diễn ra tại thủ đô Manama của Bahrain. Chương trình nghị sự của hội nghị bao gồm nhiều vấn đề, ưu tiên hàng đầu là chấm dứt cuộc xung đột tại Dải Gaza và ủng hộ mong muốn chính đáng của người Palestine về một nhà nước Palestine độc lập và có chủ quyền.