EU chấp thuận cho Bulgaria và Romania gia nhập khu vực Schengen

Ngày 12/12, các Bộ trưởng Nội vụ Liên minh châu Âu EU đã chấp thuận cho Bulgaria và Romania trở thành thành viên chính thức trong khu vực Schengen.

Hungary, quốc gia giữ chức Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu, tuyên bố kể từ ngày 1/1/2025, các biện pháp kiểm soát biên giới đất liền nội bộ của EU với Bulgaria và Romania sẽ được dỡ bỏ. Đây là chiến thắng to lớn cho Bulgaria, Romania và toàn châu Âu.

Bước đi này không chỉ củng cố khu vực Schengen mà còn thúc đẩy phát triển thêm thị trường nội khối, tăng cường các hoạt động du lịch, thương mại.

Việc mở rộng khu vực Schengen diễn ra vào thời điểm các nước EU đang phải vật lộn với vấn đề di cư và đã thiết lập lại kiểm soát biên giới để ngăn chặn những dòng người di cư bất hợp pháp.

Bulgaria và Romania đã trải qua những giai đoạn bất ổn chính trị. Tuy nhiên, việc hai nước này trở thành thành viên Schengen vào đầu năm tới sẽ phục vụ lợi ích chung của châu Âu trong việc duy trì cả hai nước trong phạm vi ảnh hưởng của phương Tây.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 5/1, phiên đấu giá đầu tiên trong năm mới đã được tổ chức tại chợ Toyosu, Tokyo, Nhật Bản - nơi một con cá ngừ vây xanh được “chốt” với giá cao nhất là 207 triệu yen, tức vào khoảng 1,32 triệu USD. Đây là mức giá cao gấp đôi so với năm trước và là mức cao thứ hai trong lịch sử.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel, ông Israel Katz, ngày 5/1 cảnh báo nếu nhóm vũ trang Hezbollah không rút toàn bộ lực lượng về phía bắc sông Litani, Israel sẽ phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn ở Liban.

Theo dữ liệu mới nhất của Bộ Y tế Brazil, quốc gia này đã ghi nhận 5.972 trường hợp tử vong được xác nhận do sốt xuất huyết vào năm 2024, con số cao nhất trong gần 40 năm trở lại đây.

Thành phố New York của Mỹ đã chính thức trở thành địa phương đầu tiên của quốc gia này thu phí tắc nghẽn giao thông. Quy định này áp dụng với khu vực Lower và Midtown Manhattan.

Văn phòng điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) của Hàn Quốc đã đề xuất gia hạn lệnh bắt giữ Tổng thống. Lệnh bắt giữ này dự kiến sẽ hết hiệu lực vào nửa đêm nay (6/1).

Ô liu là một phần không thể thiếu trong nền ẩm thực và văn hóa của Tunisia, một quốc gia ở Bắc Phi. Giữa lòng thị trấn Tebourba, người nông dân Abdaziz Misfare duy trì xưởng ép dầu ô liu đã tồn tại hàng thập kỷ qua, bảo vệ một phần di sản quý giá của đất nước mình: nghề làm dầu ô liu truyền thống.