EU nỗ lực giảm tiêu thụ than vì mục tiêu khí hậu

Dù dỡ bỏ tất cả hạn chế với các nhà máy nhiệt điện để ứng phó với nguồn cung khí đốt thiếu hụt, nhưng đến nay các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU) vẫn không có dấu hiệu tăng đầu tư vào các dự án than. Cơ quan Năng lượng Quốc tế nhận định, mức tiêu thụ than của Châu Âu có thể giảm xuống dưới mức của năm 2020 vào năm 2025 khi dòng năng lượng tái tạo nhanh chóng đổ vào lưới điện và những nỗ lực kiểm soát khí phát thải CO2 có hiệu lực.

Hôm 18/12, EU đã đạt được thỏa thuận về việc cải tổ thị trường carbon, đáng chú ý là mục tiêu cắt giảm khí phát thải trong ngành sản xuất điện. Theo đó, EU yêu cầu khoảng 10.000 nhà máy, đặc biệt là nhà máy điện than phải mua giấy phép khí CO2 gây ô nhiễm. Động thái này được kỳ vọng có thể giúp Châu Âu đạt mục tiêu cắt giảm 62% lượng khí thải so với mức của năm 2005 vào năm 2030. 

Cùng với đó, EU tiếp tục thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch và đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, với thỏa thuận xây dựng đường dây tải điện chạy ngầm dưới Biển Đen, để truyền tải điện từ các trang trại điện gió ở biển Caspi tới châu Âu.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula Von Der Leyen khẳng định thỏa thuận sẽ giúp EU xích lại gần hơn các đối tác tại khu vực Bắc Kavkaz, đồng thời hỗ trợ Châu Âu thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Ngoài ra, thỏa thuận cũng sẽ giúp Gruzia trở thành một trung tâm năng lượng và kết nối với thị trường điện nội khối của EU. 

Theo một số chuyên gia, trong ngắn hạn, áp lực của EU đối với nguồn cung của Nga không dễ chấm dứt sớm, cho nên nhiều khả năng nhu cầu về than tại Châu Âu sẽ tiếp tục tăng trong năm 2023. Nhưng với những bước tăng tốc phát triển năng lượng tái tạo, lượng than tiêu thụ ở Châu Âu sẽ giảm mạnh, chậm nhất là vào năm 2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.

Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.

Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.

Ngày 22/12, lãnh tụ Tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng Iran đã mất các lực lượng ủy nhiệm tại khu vực Tây Á.

Phong trào Hồi giáo Hamas cho biết một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza “đang ở gần hơn bao giờ hết” nếu Israel không đưa ra thêm điều kiện mới.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cảnh báo sẽ yêu cầu đồng minh giao lại kênh đào này nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được.