EU thiếu 61 tỷ USD ngân sách quốc phòng
Theo nghiên cứu của Viện Ifo của Đức, các thành viên châu Âu của NATO sẽ phải chi thêm 56 tỷ euro (60,8 tỷ USD) tiền mặt để đáp ứng mục tiêu của NATO là dành 2% GDP cho ngân sách quốc phòng.
Theo tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Munich, nhiều nước thành viên NATO đang chìm trong nợ nần lên tới 100% GDP và mức thâm hụt ngân sách kỷ lục trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế đang tấn công khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Một minh chứng là Đức dự kiến sẽ thâm hụt ngân sách 17 tỷ euro (18,45 tỷ USD) trong năm 2024, theo sau lần lượt là Tây Ban Nha với khoản thâm hụt 11 tỷ euro, Italy với 10,8 tỷ euro và Bỉ với 4,6 tỷ euro. Italy dự đoán mức thâm hụt 7,2% sẽ làm tăng chi phí lãi vay của chính phủ lên tới 9% tổng doanh thu trong năm nay.
Nhà kinh tế Marcel Schlepper của Ifo cho biết: “Các quốc gia có mức nợ cao và chi phí lãi suất cao không có nhiều dư địa để tăng thêm nợ, vì vậy cách thực sự duy nhất để làm điều đó là cắt giảm chi tiêu ở các lĩnh vực khác”. Theo nhà phân tích này, “điều này không dễ dàng, như chúng ta đã thấy khi Đức cố gắng cắt giảm trợ cấp cho dầu diesel nông nghiệp và nông dân đã biểu tình”.
Ngoài tình trạng bội chi ngân sách và nợ tăng vọt, các nước EU còn đang chuẩn bị cho các quy định tài chính mới do Brussels yêu cầu, điều này sẽ buộc họ phải cắt giảm ngân sách để đáp ứng yêu cầu thâm hụt ngân sách ở mức 3%/năm và nợ công không vượt quá 60% GDP.
13 trong số 27 thành viên của EU (11 trong số đó là thành viên NATO) hiện đang không đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ nợ trên GDP, trong số đó có các cường quốc như Đức, Pháp và Italy.
Đồng thời, vào năm 2023, chỉ 11 trong số 30 quốc gia của NATO (8 trong số đó là thành viên EU) đáp ứng yêu cầu dành 2% GDP cho chi tiêu quốc phòng.
Khoản thiếu hụt 56 tỷ euro này gần tương đương với khoản viện trợ quân sự trị giá 51 tỷ euro (55,4 tỷ USD) mà các nước châu Âu đã cam kết cho Ukraine trong 24 tháng qua, theo dữ liệu của Viện Kinh tế Thế giới Kiel. Các số liệu của viện cho thấy, nếu không viện trợ cho Kiev, EU có thể thoải mái tăng chi tiêu quốc phòng trong ba năm liên tiếp mà không gặp khó khăn gì.
Các nhà lãnh đạo châu Âu có quan điểm cứng rắn chống Nga đã bị chỉ trích vì cổ vũ một cuộc chạy đua vũ trang ngay cả khi chi tiêu xã hội bị cắt giảm và các nền kinh tế khu vực chìm vào suy thoái. Tháng trước, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đã bị chỉ trích sau khi nói rằng người châu Âu đã hưởng lợi quá lâu và tốt hơn hết họ nên làm quen với ý tưởng chính phủ của họ đổ tiền thuế vào quốc phòng thay vì các chương trình xã hội./.
(Theo Sputnik)
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
Tại Pakistan, nhiều tay súng đã tấn công đoàn xe chở người Hồi giáo dòng Shiite, khiến ít nhất 42 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku, Azerbaijan đang dần tiến tới những giờ đàm phán cuối cùng, tuy nhiên các đại biểu vẫn chưa thể tìm ra tiếng nói chung đối với vấn đề lớn là tài chính khí hậu.
Tại cuộc họp báo ngày 21/11, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre xác nhận, Mỹ đã thông báo trước cho Ukraine và các đồng minh về kế hoạch phóng tên lửa tầm trung của Nga.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang cân nhắc thay đổi ban lãnh đạo của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) bằng cách sa thải giám đốc hiện tại và đưa một cựu đặc vụ giàu kinh nghiệm và trung thành với chương trình Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại (MAGA) của ông vào vị trí đứng đầu cơ quan này.
0