EU thông qua lệnh trừng phạt mới chống Nga

Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua gói trừng phạt thứ 10 chống Nga vào ngày 24/2, sau khi các đồng minh phương Tây lớn của khối này như Mỹ, Anh, Australia và New Zealand áp đặt một loạt các biện pháp mới để đánh dấu một năm ngày bắt đầu cuộc xung đột tại Ukraine.

Các biện pháp trừng phạt mới nhất bao gồm các hạn chế xuất khẩu chặt chẽ hơn đối với các loại hàng hóa, phần mềm và công nghệ có thể được sử dụng cho cả ứng dụng dân sự và quân sự, cũng như "các biện pháp chống lại thông tin sai lệch”. Khối này cũng đồng ý áp đặt các hạn chế mới đối với các cá nhân và tổ chức được cho là đang hỗ trợ hoạt động quân sự, “tuyên truyền hoặc vận chuyển máy bay không người lái do Nga sử dụng” ở Ukraine.

“EU luôn đoàn kết với Ukraine và người dân Ukraine. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine cho đến chừng nào xung đột kết thúc”, Thủ tướng Thụy Điển cho biết.

Tuyên bố này lặp lại cụm từ “tới chừng nào xung đột kết thúc” được Tổng thống Joe Biden và các quan chức Mỹ khác sử dụng trong những ngày gần đây để nhắc lại sự ủng hộ của Washington đối với Ukraine. Và cũng như các nhà lãnh đạo Mỹ, EU không xác định cụ thể thời gian ủng hộ sẽ kéo dài bao lâu. 

Mỹ, Anh, Australia và New Zealand trước đó đã công bố các biện pháp trừng phạt chống Nga mới vào sáng sớm ngày 24/2. Các thành viên EU được cho là đã tranh luận trong ngày thứ ba liên tiếp để đạt được thỏa thuận về các biện pháp trừng phạt mới, một phần nguyên nhân là do sự bế tắc giữa Ba Lan và Italy về những hạn chế mới đối với nhập khẩu cao su.

Bất chấp việc các nhà lãnh đạo phương Tây nhấn mạnh rằng các biện pháp trừng phạt này “đang hoạt động hiệu quả”, nền kinh tế Nga chỉ giảm 2,1% vào năm ngoái, ít nghiêm trọng hơn nhiều so với mức 11,2% mà Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán vào tháng 4/2022. Với doanh thu từ năng lượng cao hơn so với trước khi xung đột bắt đầu, nền kinh tế của Nga được dự đoán sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với Vương quốc Anh trong năm nay.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết hôm 24/2 rằng các biện pháp trừng phạt nhằm “gây đau khổ cho Nga” đã phản tác dụng với các quốc gia phương Tây. “Họ đã tính toán sai và nền kinh tế Nga tỏ ra mạnh mẽ hơn nhiều so với những gì phương Tây mong đợi,” ông nói trong bài phát biểu thường niên trước các nhà lập pháp của đất nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các đợt nắng nóng đang xảy ra thường xuyên hơn với cường độ gay gắt hơn, không chỉ đe dọa sức khỏe, tính mạng của hàng triệu lao động, mà còn tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và nông nghiệp. Nắng nóng có thể gây thiệt hại hàng tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu.

“Gã khổng lồ công nghệ” Microsoft thông báo sẽ mở trung tâm dữ liệu khu vực đầu tiên tại Thái Lan, nhằm tăng cường tính khả dụng của các dịch vụ đám mây.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã ra lệnh tăng cường chuyển giao vũ khí cho chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.

Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc hay còn gọi là hội chợ Quảng Châu đã bước vào giai đoạn thứ 3 và cũng là giai đoạn cuối cùng.

Cơ quan Tìm kiếm và Cứu hộ Quốc gia Indonesia đang khẩn trương sơ tán những cư dân còn lại trên hòn đảo Tagulandang của nước này sau vụ phun trào mới nhất của núi lửa Ruang.

Ngày 1/5 hàng nghìn công nhân Hàn Quốc đã xuống đường biểu tình tại trung tâm thành phố Seoul nhằm phản đối chính sách lao động của Chính phủ và yêu cầu cải thiện quyền lợi cho người lao động.