EU tìm kiếm nguồn cung, giải pháp thay thế khí đốt Nga

Liên minh châu Âu (EU) đang hướng đến cấm nhập khẩu khí đốt Nga vào năm 2027. Bên cạnh đó, thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga - Ukraine sẽ hết hạn vào cuối năm 2024, gây lo ngại về nguồn cung trong tương lai của châu Âu.

Hiện nay, gần một nửa lượng khí đốt của Nga  được vận chuyển qua đường ống đến châu Âu và Moldova vẫn phải đi qua Ukraine, đạt tổng cộng 13,7 tỷ mét khối trong năm 2023.

Việc ngừng dòng khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quốc gia phụ thuộc vào lĩnh vực này.

Trong khi Gazprom và các nhà nhập khẩu châu Âu mong muốn tiếp tục cung cấp khí đốt qua Ukraine, các quan chức Ukraine phủ nhận bất kỳ ý định nào về việc ký kết thỏa thuận mới với Nga.

EU tìm kiếm nguồn cung, giải pháp thay thế khí đốt Nga

Công ty bảo hiểm kinh doanh và nghiên cứu năng lượng Rystad Energy dự đoán rằng EU sẽ cần thêm 7,2 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mỗi năm để thay thế lượng khí đốt trung chuyển qua Ukraine.

Trước bối cảnh nguồn cung bị gián đoạn có thể xảy ra sớm hơn dự kiến, các nước Trung và Đông Âu đang chuẩn bị cho khả năng ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine và đã hợp tác để tạo ra hành lang khí đốt theo "Sáng kiến kết nối năng lượng Trung và Đông Nam Âu của EU".

Trước đó đầu năm 2024, một biên bản ghi nhớ đã được ký kết tại Athens với sự tham gia của ủy viên năng lượng EU Kadri Simson và các nhà điều hành hệ thống truyền tải từ Hy Lạp, Bulgaria, Romania, Hungary, Slovakia, Ukraine và Moldova.

Hành lang này sẽ sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có ở Ukraine và Moldova và cho phép nhập khẩu khí đốt từ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đến Slovakia, Hungary và có thể là Ba Lan.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chỉ định bà Pam Bondi, cựu Tổng chưởng lý bang Florida làm lãnh đạo Bộ Tư pháp thay thế ứng cử viên Matt Gaetz vừa rút lui.

Trái với phản ứng gay gắt của chính giới Israel cùng nhiều quốc gia đồng minh, nhiều quốc gia khu vực đã yêu cầu các bên nghiêm túc tuân thủ lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu do Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành.

Ngay sau khi Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) ban bố lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người ở dải Gaza, giới chức Israel đã lập tức lên tiếng phản đối và chỉ trích gay gắt động thái của ICC.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xuất hiện trong một video, tuyên bố Moscow đã tấn công một cơ sở quân sự của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa siêu vượt âm tầm trung.

Ứng viên cho vị trí Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu Hạ nghị sỹ Matt Gaetz tuyên bố rút lui khỏi đề cử của Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Ngày 21/11, Công ty vũ trụ tư nhân SpaceX của tỷ phú Mỹ Elon Musk đã phóng thêm 24 vệ tinh internet Starlink lên quỹ đạo.