EU và biện pháp bảo vệ lợi ích kinh tế
Hồi tháng 6, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Ursula von der Leyen cam kết sẽ đưa ra một “sáng kiến ” vào cuối năm nay để kiểm soát tốt hơn các khoản đầu tư của các công ty châu Âu ở nước ngoài.
"Chúng ta phải đảm bảo rằng vốn của các công ty châu Âu, kiến thức, chuyên môn và nghiên cứu của họ không bị một số quốc gia sử dụng sai mục đích cho các ứng dụng quân sự ”, bà Ursula von der Leyen tuyên bố.
Ủy ban châu Âu (EC) đang xem xét một loạt các biện pháp để giảm thiểu rủi ro khi các công ty châu Âu đầu tư ở nước ngoài, trong đó có việc chống đánh cắp thông tin mật về kinh doanh hay công nghệ. Những biện pháp này có thể bao gồm quan hệ đối tác quốc tế, hỗ trợ cho các khu vực châu Âu hoặc các công cụ ứng phó mới trước các mối đe dọa có thể xảy ra.
Châu Âu đã và đang phải trả giá đắt về sự phụ thuộc chuỗi cung ứng. Điều đó thấy rõ sau đại dịch COVID-19 với việc đóng cửa biên giới của Trung Quốc, đồng thời xung đột Nga - Ukraine khiến châu Âu lao đao về khí đốt.
Quyết định tăng cường giám sát công nghệ có liên quan tới Trung Quốc được đưa ra sau cuộc điều tra cho thấy, Bắc Kinh đã hỗ trợ bất bình đẳng cho các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc, gây ra căng thẳng thương mại EU-Trung Quốc.
Danh sách này sẽ được EC trình lên cuộc họp của EU vào trưa 3/10 để thông qua, được coi như là một công cụ, nhằm trừng phạt bất kỳ quốc gia nào sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế để gây áp lực lên một thành viên của EU. Công cụ này không nhắm mục tiêu rõ ràng vào bất kỳ ai, nhưng Bắc Kinh rõ ràng đã nằm trong tầm ngắm của nó.
Ngoài công cụ này, trong những năm gần đây, EU đã trang bị cho mình một loạt công cụ để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình nhằm đa dạng hóa nhà cung cấp, sản xuất nhiều hơn ở châu Âu, yêu cầu mở cửa thị trường tự do, v.v. EC cũng đã đơn giản hóa việc cấp phép viện trợ của nhà nước cho các lĩnh vực chiến lược như chip điện tử. Vào tháng 3, họ đã đề xuất một văn bản để đảm bảo việc mua nguyên liệu thô quan trọng./.
(Nguồn: Le Point)
Ngay khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) thông báo lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel cùng một thủ lĩnh của lực lượng Hamas, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những phản ứng trái chiều.
Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga luôn ưu tiên và hiện đã sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuy nhiên cũng nhấn mạnh nước này đã sẵn sàng cho mọi kịch bản.
Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ không có ý định sửa đổi học thuyết hạt nhân sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi.
Dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua, củng cố kỳ vọng của thị trường rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào khác trong năm nay.
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
0