EVN kiến nghị sớm tăng giá điện đợt 2

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành cho phép tập đoàn tiếp tục được điều chỉnh giá bán lẻ điện trong thời gian tới để đảm bảo cân bằng kết quả sản xuất kinh doanh.

EVN kiến nghị sớm tăng giá điện đợt 2

Thông tin trên được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đưa ra tại tham luận gửi đến hội thảo về "Cơ chế, chính sách, giải pháp đảm bảo phát triển năng lượng bền vững tầm nhìn 2050”, do Hiệp hội Năng lượng Việt Nam tổ chức ngày 28/7.

EVN cho hay, nếu thanh toán tiền điện theo đúng hợp đồng thì theo tính toán, dự kiến từ tháng 7-12/2023, EVN sẽ thiếu hụt dòng tiền. Để đảm bảo dòng tiền thanh toán chi phí mua than, dầu, khí phục vụ sản xuất điện, EVN đang nợ tiền của các đơn vị phát điện.

Thời gian tới, có khả năng tập đoàn sẽ không cân đối đủ tiền để thanh toán chi phí mua điện cho các đơn vị phát điện, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của các nhà máy điện và do đó, ảnh hưởng đến việc cung cấp đủ điện.

EVN cũng cho biết đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn, cân đối nguồn vốn để đầu tư các dự án điện để đảm bảo vận hành an toàn, cung ứng điện cho các năm tiếp theo.

Cụ thể, việc không cân bằng được kết quả sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến các chỉ số tài chính của EVN và các đơn vị thành viên dẫn đến khó duy trì được kết quả đánh giá hệ số tín nhiệm hàng năm của EVN và các Tổng công ty như Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), 5 Tổng công ty Điện lực ngang bằng với hệ số tín nhiệm quốc gia.

Năm 2023 kế hoạch đầu tư xây dựng của EVN là 94.860 tỷ đồng. Với kết quả sản xuất kinh doanh lỗ, EVN không thể trả nợ đúng hạn, đồng thời các ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ khó khăn hơn trong việc phê duyệt các khoản vay, hạn mức vay cho EVN. Ngoài ra chi phí, lãi suất các khoản vay tăng lên do đánh giá mức độ rủi ro tăng thêm đối với bên cho vay.

EVN mong muốn Chính phủ và các bộ chấp thuận khoản lỗ sản xuất kinh doanh điện trong năm 2022 và 2023 của tập đoàn này.

Theo EVN, các yếu tố bất lợi trong năm 2022 và còn nhiều yếu tố bất định trong thời gian tới đã và đang ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động của EVN nói riêng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nói chung.

Để đảm bảo cân đối tài chính của EVN cũng như đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn tới, EVN đề nghị Hiệp hội Năng lượng Việt Nam kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành, địa phương có giải pháp tháo gỡ khó khăn tài chính cho EVN.

Cụ thể, EVN kiến nghị điều chỉnh giá bán lẻ điện đầy đủ và kịp thời theo biến động các thông số đầu vào. Về điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, EVN kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành cho phép EVN tiếp tục được sớm điều chỉnh giá bán lẻ điện trong thời gian tới để đảm bảo cân bằng kết quả sản xuất kinh doanh.

Để có cơ sở xem xét việc điều chỉnh giá điện các lần tiếp theo trong năm 2023, giá điện tăng không giật cục và có lộ trình, EVN kiến nghị Chính phủ xem xét sửa đổi, thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Dự thảo thay thế Quyết định 24 về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến. Nếu giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% và trong khung giá, EVN được điều chỉnh tăng giá ở mức tương ứng. Thời gian điều chỉnh tối thiểu là 3 tháng.

Trường hợp giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, EVN sẽ có trách nhiệm giảm giá ở mức tương ứng. Để thực hiện việc giảm giá, EVN lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.

EVN cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho EVN vay không lãi suất để thanh toán tiền điện cho các đơn vị phát điện, đàm bảo kịp thời mua nguyên liệu phục vụ phát điện; Chính phủ và các bộ, ngành cho phép EVN tạm thanh toán tiền mua điện ở mức phù hợp khả năng tài chính của EVN cho các đơn vị phát điện đến khi giá bán lẻ điện được điều chỉnh kịp thời và phản ánh đầy đủ các chi phí.

Ngoài ra, EVN mong muốn Chính phủ và các bộ chấp thuận khoản lỗ sản xuất kinh doanh điện trong năm 2022 và 2023 của tập đoàn này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), giá trị vốn hóa cổ phiếu trên HoSE tháng 04/2024 ghi nhận giảm gần 6% so với tháng trước.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cho thấy, nợ vay ngắn hạn năm 2023 là 19.135 tỷ đồng, tăng 41% so với năm trước. Trong quý I/2024, tiền mặt của doanh nghiệp giảm 12%, dòng tiền kinh doanh ghi nhận âm 1.398 tỷ đồng.

Ngành Ngân hàng Việt Nam đã trải qua một năm 2023 đối diện với nhiều thách thức từ kinh tế và tài chính toàn cầu với việc xuất khẩu giảm và lãi suất quốc tế tăng, các ngân hàng đang phải đối mặt với áp lực tài chính khó khăn và sự cạnh tranh gay gắt. Trong bối cảnh này, chiến lược phát triển thương hiệu trở thành yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành công và tồn tại vững mạnh của các ngân hàng.

Đồng yên Nhật vừa trải qua một tuần đầy biến động, dư luận nghi ngờ về khả năng có sự can thiệp. Hôm thứ 2, yên Nhật đã suy yếu đến mức chưa từng thấy trong 34 năm so với đồng đô la Mỹ, sau đó phục hồi trở lại và có khả năng đạt tuần tốt nhất trong hơn một năm.

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, khi số liệu việc làm tháng 4 yếu hơn dự báo, củng cố khả năng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sớm khởi động cắt giảm lãi suất.

Với hơn 40,5 triệu lượt khách nội địa, gần 6,2 triệu lượng khách quốc tế trong 4 tháng, du lịch Việt Nam đang dần quay trở lại mốc trước đại dịch. Tuy nhiên vẫn còn nhiều lợi thế chưa được khai thác.