Tiêm kích F-16 và sự khởi đầu tồi tệ ở Ukraine
Ukraine mất tiêm kích F-16 đầu tiên
Ấn phẩm The Wall Street Journal của Mỹ viết rằng vào ngày 26 tháng 8, trong một cuộc tấn công tổng hợp của lực lượng vũ trang Nga, Kiev đã mất một trong sáu chiếc F-16 mới được chuyển giao. Nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn này được cho là do lỗi của phi công.
Các báo cáo ban đầu cho thấy máy bay chiến đấu không bị hỏa lực của đối phương bắn hạ, mặc dù vụ việc xảy ra đồng thời với một cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn của Nga vào Ukraine. Nhiều khả năng vụ tai nạn là do lỗi của phi công.
Nhà báo Lara Seligman viết trên The Wall Street Journal.
Báo chí phương Tây cũng nhấn mạnh rằng việc mất F-16 là một thất bại nặng nề của Kiev, khi mà Ukraine trong nhiều tháng qua đã nỗ lực đề nghị các đồng minh cung cấp loại phương tiện quân sự tối tân này. Những chiếc F-16 đầu tiên được cho là xuất hiện tại Ukraine vào đầu tháng 8. Theo WSJ, Kiev hiện chỉ nhận được sáu chiếc F-16, tương ứng với số lượng phi công được đào tạo. Một trong số các phi công đó, Trung tá Alexey Mes, đã thiệt mạng trong vụ tai nạn.
Phía Nga khẳng định, vào ngày 26/8, Nga đã phát động một cuộc tấn công lớn vào các cơ sở năng lượng của Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga báo cáo đã đánh bại tất cả các mục tiêu được xác định. Điện Kremlin cho rằng việc Ukraine được chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 sẽ là dấu hiệu kéo các nước phương Tây vào cuộc xung đột trực diện với Nga.
F-16 liệu có thể thay đổi cục diện cuộc xung đột Nga – Ukraine?
Sau rất nhiều lần Tổng thống Zelensky đề nghị các nước đồng minh cung cấp tiêm kích F-16, ngày 4/8, loại máy bay này được xác nhận đã xuất hiện tại Ukraine.
Trước đó, phương tiện truyền thông phương Tây đưa tin rằng sáu máy bay chiến đấu đã được Hà Lan chuyển đến Ukraine, một số khác dự kiến sẽ được Đan Mạch cung cấp trong thời gian sớm nhất.
Kể từ ngày 6/8, đồng thời với việc mở các đợt tấn công vào Kursk – một khu vực nằm trong lãnh thổ Nga, Ukraine đã đề nghị với các nước đồng minh về việc sử dụng F-16 thực hiện các cuộc không kích để chiếm ưu thế chiến trường.
Ngay sau đó, Tướng Onno Eichelsheim của Không quân Hoàng gia Hà Lan đã tuyên bố rằng Ukraine có thể sử dụng máy bay chiến đấu F-16 do nước này cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga.
Tướng Eichelsheim tuyên bố rằng Hà Lan không áp đặt bất kỳ hạn chế nào đối với việc sử dụng hoặc tầm bay của F-16, và Ukraine có thể sử dụng các nguồn lực do Hà Lan cung cấp theo ý muốn, miễn là họ tôn trọng luật chiến tranh. Hà Lan cam kết sẽ cung cấp cho Ukraine 24 máy bay F-16.
F-16 có thể được Ukraine sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. F-16 được kỳ vọng sẽ trở thành một phương tiện chiến tranh có giá trị của Ukraine trong hoạt động phòng không, đánh chặn tên lửa hoặc bom lượn của Nga.
Ngoài ra, F-16 cũng sẽ trở thành một vũ khí tấn công hữu hiệu vào các vị trí chiến lược của Nga bởi loại tiêm kích này có khả năng tấn công chính xác, linh hoạt với tốc độ cao. Tuy nhiên khả năng phát huy sức mạnh của F-16 đối với Ukraine còn phụ thuộc vào các loại vũ khí, tên lửa được các nước đồng minh triển khai độc lập với quá trình bàn giao máy bay, phụ thuộc vào khả năng vận hành của những phi công mới được Mỹ và phương Tây đào tạo cấp tốc trong vòng vài tháng.
Vị tướng người Hà Lan Onno Eichelsheim cũng bình luận thêm rằng cùng với việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật và vũ khí công nghệ mới, Ukraine đang có những bước tiến đột phá trên mặt trận Kursk, chiếm đóng một khu vực rộng lớn và đẩy Nga vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Vụ phi công F-16 của Ukraine tử nạn vừa qua là một đòn giáng mạnh vào Ukraine. Những chiếc F-16 đầu tiên chỉ mới đến nước này vào đầu tháng, và Trung tá Alexey Mes là một trong số ít phi công được đào tạo để sử dụng tiêm kích do Mỹ sản xuất.
Nguyên nhân rơi máy bay là do lỗi của người điều khiển mà tờ WSJ đề cập cho thấy, chất lượng đào tạo phi công Ukraine của Mỹ và phương Tây đang có nhiều vấn đề. Trước đó, vào cuối tháng 7/2024, một báo cáo của Bộ Quốc phòng Romania thông tin rằng trong số 50 học viên phi công Ukraine tham gia chương trình đào tạo, chỉ có ba học viên có khả năng lái máy bay chiến đấu Mỹ một cách độc lập sau khi được huấn luyện.
Nếu thông tin này là đúng, kể cả trong trường hợp Ukraine nhận được hơn 100 máy bay F-16 như mong muốn thì cũng rất khó có thể sử dụng hiệu quả loại phương tiện quân sự tối tân này để giành ưu thế trong cuộc xung đột với Nga trên chiến trường.
Ngày 7/8, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova cho biết máy bay chiến đấu F-16 sẽ không trở thành "thuốc chữa bách bệnh" đối với Ukraine, không có khả năng tác động đến diễn biến chiến sự, và “sẽ bị lực lượng vũ trang Nga tiêu diệt liên tục”.
F-16 - Chiến đấu cơ chủ lực của không quân 25 quốc gia
F-16 là một loại máy bay chiến đấu phản lực đa năng một động cơ, được thiết kế và phát triển bởi hãng General Dynamics của Mỹ.
F-16 ban đầu được thiết kế như một máy bay chiến đấu hạng nhẹ cho không quân Mỹ, nhưng sau đó đã được phát triển thành một máy bay đa nhiệm với khả năng thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau, bao gồm không chiến, tấn công mặt đất, trinh sát, và hỗ trợ cận chiến.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA CHIẾN ĐẤU CƠ F-16
- Chiều dài: 15,06 m
- Sải cánh: 9,96 m
- Chiều cao: 4,88 m
- Trọng lượng cất cánh tối đa: 19.187 kg
- Tốc độ tối đa: Mach 2.05 (2.175 km/h)
- Bán kính chiến đấu: khoảng 550 km
- Tầm bay: 4.220 km (với thùng nhiên liệu phụ)
- Động cơ: Động cơ phản lực Pratt & Whitney F100 hoặc General Electric F110, với lực đẩy khoảng 128 kN khi đốt sau
- Vũ khí:
• Pháo M61A1 20 mm với 511 viên đạn
• Tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder, AIM-120 AMRAAM
• Tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick, AGM-88 HARM
• Bom dẫn đường bằng laser, bom thông minh JDAM
- Hệ thống điện tử: Radar APG-68 hoặc APG-83 AESA, hệ thống nhắm bắn và điều hướng tiên tiến
- Số lượng ghế: 1 hoặc 2 ghế (tùy phiên bản)
ĐIỂM ĐẶC THÙ CỦA F-16
- Khả năng cơ động cao:
F-16 nổi tiếng với khả năng cơ động cao nhờ thiết kế khí động học và hệ thống điều khiển fly-by-wire. Thân máy bay nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ và cánh tam giác giúp F-16 thực hiện những động tác nhào lộn và tránh né phức tạp trong các trận không chiến.
Khả năng cơ động cao mang lại lợi thế lớn trong các cuộc đối đầu trên không, cho phép F-16 nhanh chóng thay đổi hướng bay, tăng tốc hoặc hãm tốc để phát huy ưu thế chiến trường trước đối thủ.
- Tính linh hoạt trong nhiệm vụ:
F-16 được thiết kế như một máy bay đa năng, có khả năng thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau bao gồm không chiến, tấn công mặt đất và trinh sát.
Máy bay có thể mang theo nhiều loại vũ khí, từ tên lửa không đối không, không đối đất, đến bom dẫn đường bằng laser, bom thông minh. Khả năng tích hợp nhiều loại vũ khí khác nhau giúp F-16 có thể đáp ứng yêu cầu của nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ tấn công chính xác vào mục tiêu trên mặt đất đến phòng thủ không phận.
- Hệ thống điện tử và radar tiên tiến:
F-16 được trang bị các hệ thống điện tử và radar hiện đại, giúp tăng cường khả năng phát hiện, theo dõi và tấn công mục tiêu. Các phiên bản mới nhất của F-16 sử dụng radar APG-83 AESA, cung cấp khả năng quét và theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc với độ chính xác cao.
Hệ thống khoá mục tiêu và điều hướng tiên tiến của F-16 giúp phi công có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác trong mọi điều kiện thời tiết, ban ngày hoặc ban đêm.
- Khả năng nâng cấp và tùy chỉnh:
F-16 có khả năng nâng cấp và tùy chỉnh linh hoạt, giúp loại chiến đấu cơ này duy trì tính cạnh tranh qua nhiều thập kỷ.
Các phiên bản nâng cấp của F-16 thường được trang bị hệ thống điện tử và vũ khí mới nhất, đáp ứng các yêu cầu tác chiến hiện đại. Khả năng tùy chỉnh này giúp F-16 không chỉ duy trì hiệu quả hoạt động mà còn phù hợp với nhu cầu và ngân sách của nhiều quốc gia.
- Chi phí vận hành và bảo trì thấp: So với nhiều loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư khác, F-16 có chi phí vận hành và bảo trì tương đối thấp.
Thiết kế đơn giản và khả năng bảo trì dễ dàng giúp F-16 trở thành một lựa chọn kinh tế, đặc biệt là đối với các quốc gia cần duy trì một lực lượng không quân mạnh mẽ nhưng với ngân sách hạn chế. Điều này đã góp phần vào sự phổ biến của F-16 với hơn 4.500 chiếc đã được sản xuất và phục vụ trong lực lượng không quân của 25 quốc gia.
Ứng viên cho vị trí Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu Hạ nghị sỹ Matt Gaetz tuyên bố rút lui khỏi đề cử của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Trong thời gian rất ngắn, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã liên tiếp có những quyết sách làm thay đổi căn bản mức độ và phạm vi Mỹ can dự gián tiếp vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.
Chính phủ Australia vừa đưa ra dự luật mới, phạt lên đến 50 triệu đô la Australia (khoảng 32,5 triệu USD) nếu các nền tảng mạng xã hội không có biện pháp ngăn chặn trẻ dưới 16 tuổi truy cập vào nền tảng của họ.
Thủ lĩnh phong trào Hezbollah tại Liban, ông Naim Qassem cho biết lực lượng này sẽ không chấp nhận bất kỳ lệnh ngừng bắn nào vi phạm chủ quyền của Liban, trong khi Israel yêu cầu được tự do hành động chống lại phong trào này trong trường hợp đạt được thỏa thuận.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba cho biết ông sẽ theo đuổi quan hệ hợp tác với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhằm làm sâu sắc thêm liên minh song phương lâu đời, không chỉ vì lợi ích của hai quốc gia mà còn cho toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Ngày 21/11, Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu đã lên án quyết định của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ ông và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc tội ác chiến tranh ở Gaza, cho rằng đây là quyết định "chống Do Thái".
0