G7 kêu gọi tăng quy mô sản xuất quốc phòng

Bộ trưởng quốc phòng Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đã kêu gọi tăng cường năng lực của ngành công nghiệp quốc phòng tại phương Tây, trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Trung Đông và cuộc xung đột tại Ukraine vẫn đang tiếp diễn.

Theo tuyên bố chung, các bộ trưởng quốc phòng G7 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì lợi thế quân sự thông qua nghiên cứu, phát triển có trách nhiệm và áp dụng các công nghệ mới, đặc biệt là các công nghệ trong lĩnh vực mới nổi. Ngoài ra, các bộ trưởng quốc phòng G7 nhấn mạnh nhu cầu củng cố ngành công nghiệp quốc phòng, khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ và hợp tác công nghiệp với các đối tác. Các bộ trưởng quốc phòng thừa nhận sự cần thiết của việc đảm bảo tiếp cận nguồn tài chính đáng tin cậy, có thể dự đoán và ổn định cho các ngành công nghiệp quốc phòng.

Bên cạnh các thành viên G7, hội nghị còn có sự tham dự của các đại diện Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Liên minh châu Âu và Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov. Trong tuyên bố cuối cùng, G7 ủng hộ con đường “không thể đảo ngược” của Ukraine hướng tới sự hội nhập hoàn toàn vào châu Âu - Đại Tây Dương, bao gồm cả tư cách thành viên NATO.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giảm khí thải từ phương tiện giao thông đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách trên toàn cầu, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.

Hoạt động trong khu vực tư nhân của Mỹ tăng tốc khi các doanh nghiệp đặt kỳ vọng vào chính quyền mới sắp tới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ đang phải đối mặt với thách thức kép.

Quân đội Ukraine tuyên bố trên Telegram đã phá hủy hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga ở Kursk.

Theo nhật báo Wall Street Journal, sau cuộc tấn công tỉnh Bryansk bằng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp, quân đội Ukraine có thể nhắm mục tiêu vào tỉnh Rostov của Nga.

Hôm nay, 24/11, hàng triệu cử tri Romania đi bỏ phiếu bầu tổng thống vòng 1 để chọn ra người lãnh đạo quốc gia trong nhiệm kỳ 5 năm tới. 13 chính trị gia tham gia tranh cử để chọn ra 2 ứng cử viên có số phiếu cao nhất bước vào vòng 2, dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 8/12 tới.

Sau hai tuần đàm phán hỗn loạn và căng thẳng, đại diện gần 200 quốc gia đã thông qua hiệp ước tài chính gây tranh cãi vào sáng nay, tại Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu thường niên lần thứ 29 (COP29) ở Baku, Azerbaijan.