Ga Long Biên, điểm du lịch cuối tuần hấp dẫn
"Vốn là người thích cái mới nên hôm nay tới đây ấn tượng nhất là một sự thay đổi, đi xuống đường này thấy rất hay. Tôi thì thích chụp ảnh mà ga Long Biên trang trí rất mới, có sự kết hợp mới và cũ, ga Long Biên hàng trăm năm rồi kết hợp trang trí đèn lồng, bích họa, đường lên ga cong cong rất đẹp", ông Đào Việt Dũng, một du khách, nhận xét.
Dự án nghệ thuật này gợi lại ký ức về lịch sử phát triển của ngành đường sắt. Đầu tiên là những đèn hiệu sử dụng cho các nhân viên hoả xa trước đây. Hay hình ảnh đầu tàu rất thân thuộc... Cùng với sự phối màu và ánh sáng, tác phẩm còn có sự tương tác với âm thanh mỗi khi tàu về ga.
Chị Lã Huệ Linh, sinh viên Sư phạm, cảm nhận:"Khi bước chân đến đây tôi khá là bất ngờ khi trải nghiệm không gian nghệ thuật ở đây. Những chi tiết như đèn lồng phía trên không biết là gì nên qua đây mình cũng học hỏi, biết thêm nhiều điều về kiến trúc hay yếu tố lịch sử".
Ga Long Biên đang đổi thay qua cách tiếp cận mới bằng nghệ thuật. Cùng với phố bích họa Phùng Hưng, cả khu vực đang trở thành không gian nghệ thuật, điểm đến hấp dẫn đối với du khách khi đến thăm Hà Nội.
Giáng Sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt tại Nhà thờ Lớn Hà Nội, nơi đây đã được trang hoàng lộng lẫy, thu hút du người dân và du khách đến tham quan, thưởng thức không khí đặc biệt mùa lễ hội.
Với nghệ nhân Nguyễn Đức Bình, giò chả Ước Lễ không chỉ là một món ăn mà còn chứa đựng trong đó tinh hoa văn hóa. Hơn 40 năm qua, ông đã góp phần gìn giữ, lưu truyền nét tinh hoa ẩm thực này một cách vừa khoa học lại đầy chất nghệ thuật.
Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.
Không phải vô cớ mà nhiều người lại mong ngóng Noel đến vậy. Có người nói, đó là bởi Giáng sinh có nhiều hoa và đèn rực rỡ, hay tại bởi không khí vui vẻ, sum vầy mà Giáng sinh đem lại…
Với múa rối nước, người nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật trong môi trường đặc biệt, có yêu cầu khắt khe hơn so với những hình thức biểu diễn nghệ thuật khác. Để theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này, NSƯT Bạch Quốc Khanh - Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, không chỉ có hành trình dài học hỏi, trau dồi kiến thức mà còn là cả sự khổ luyện, cùng một tình yêu cháy bỏng với văn hóa truyền thống.
Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.
0