Ga tàu điện ngầm Moscow, kiệt tác kiến trúc thế giới

Hệ thống tàu điện ngầm Moscow được ví như cung điện dưới lòng đất, là một trong những hệ thống tàu điện ngầm đồ sộ, phức tạp nhất của châu Âu.

Ga tàu điện ngầm Moscow phục vụ khoảng 9 triệu lượt khách mỗi ngày. Đây là ga tàu điện bận rộn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Tokyo.

Ga tàu điện ngầm Moscow được khai trương năm 1935 với tuyến đường dài 11,2 km và 13 nhà ga phục vụ người dân Moscow cùng các tỉnh lân cận.

Đây là tuyến đường sắt ngầm đầu tiên, đồng thời là công trình kiến trúc đồ sộ nhất của Liên Xô thời bấy giờ. Hệ thống này được điều hành bởi Bộ Giao thông Vận tải Moscow.

Ga tàu điện ngầm Moscow phục vụ khoảng 9 triệu lượt khách mỗi ngày.

Hệ thống tàu điện ngầm Moscow nổi bật với các nhà ga nằm sâu trong lòng đất từ 20m ở trung tâm thành phố cho đến vùng ngoại ô. Điển hình như ga 'Park Pobedy' ở độ sâu 73 m, 'Maryina Roshcha' – 72 m, 'Chekhovskaya' – 62 m và 'Sretensky Bulvar' – 60 m. Ga tàu điện ngầm Metro “Công viên Chiến Thắng” của tuyến Arbat-Pokrovskaya được coi là sâu nhất, cách mặt đất 84 m.

Lý do các ga được xây dựng sâu dưới lòng đất là bởi các nhà thiết kế Liên Xô muốn sử dụng các nhà ga với vai trò mở rộng như những hầm trú bom trước mọi cuộc tấn công. Phương pháp thi công nhà ga tàu điện ngầm ở Moscow phức tạp hơn vì nền đất rắn, kèm theo đó là những con sông xung quanh thành phố.

Tính đến năm 2024, tổng chiều dài các tuyến tàu điện ngầm Moscow lên tới hơn 466 km, gồm 263 nhà ga và 14 tuyến. Đằng sau mỗi trạm ga ẩn chứa nhiều câu chuyện liên quan tới cuộc sống và văn hóa của người dân Liên Xô vào thời điểm chúng được xây dựng.

Cung điện dưới lòng đất - Moscow Metro.

Trong hệ thống Moscow Metro, mỗi ga có lối kiến trúc riêng biệt, tôn vinh di sản Nga qua những bức tranh tường tinh xảo. “Cung điện dưới lòng đất” - Moscow Metro là kiệt tác kiến trúc của Nga và được xem như bảo tàng về những thành tựu và cột mốc lịch sử của Liên Xô.

Các ga được thiết kế với không gian rộng rãi, trần nhà cao, cột trụ lớn và được trang trí công phu với các tác phẩm điêu khắc, tranh tường và đèn chùm. Các ga còn sử dụng vật liệu chống động đất để đảm bảo an toàn cho hành khách.

Chiều dài của hầu hết các tàu điện ngầm là 155 m (8 toa). Tại các ga tàu điện ngầm mới, chiều dài của đoàn tàu là 162 m. Chiều rộng của đường ray tương tự với chiều rộng sử dụng trên đường sắt Nga (1524 mm).

Tháng 3/2023, Nga đã cho khánh thành tuyến đường vòng tròn lớn - vòng tàu điện ngầm dài nhất thế giới với 70 km, 31 nhà ga, đã được mở theo từng giai đoạn. Công trình này được bắt đầu từ cuối năm 2011 và hoàn thành sau 12 năm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau hơn ba tháng trả toàn bộ tàu bay và tạm dừng hoạt động, hãng hàng không Pacific sẽ thuê khô ba máy bay A321 của Vietnam Airlines để bay trở lại vào cuối tháng 6.

Cục Hàng không đã có văn bản yêu cầu các hãng hàng không chủ động điều chỉnh kế hoạch bay cho phù hợp và có phương án neo đậu, phòng chống bão, lốc cho tàu bay để đảm bảo an toàn.

Từ 0 giờ ngày hôm nay 20/6, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thí điểm bán vé tự động xếp chỗ cho hành khách mua vé tàu HP1/HP2 tuyến Hà Nội - Hải Phòng và tàu SPT1/SPT2 tuyến Sài Gòn - Phan Thiết.

Hệ thống tàu điện ngầm Moscow được ví như cung điện dưới lòng đất, là một trong những hệ thống tàu điện ngầm đồ sộ, phức tạp nhất của châu Âu.

Để chuẩn bị cho chuyển thăm của Tổng thống Nga đến Việt Nam, những chiếc máy bay vận tải IL-76, một trong những máy bay vận tải hiện đại nhất thế giới đã cập Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hồng Kông - Trung Quốc vừa đăng bài mô tả về những trải nghiệm tuyệt vời trên chuyến tàu hỏa tại Việt Nam.