Gần 1000 trẻ em bản địa chết trong trường nội trú Mỹ

Bộ Nội vụ Mỹ vừa công bố báo cáo cho thấy gần 1000 trẻ em thổ dân da đỏ đã chết trong những trường nội trú do chính phủ Mỹ điều hành hoặc hỗ trợ thời kỳ từ năm 1871 đến năm 1969.

Theo Reuters, Bộ Nội vụ Mỹ hôm 30/7 đã công bố Kỳ 2 Báo cáo điều tra ​​Sáng kiến Sự thật về trường nội trú người da đỏ Liên bang".

Báo cáo cho biết, ít nhất 973 trẻ em thổ dân (còn được gọi là người da đỏ, hay người bản địa Mỹ) đã chết khi theo học tại các trường nội trú do chính phủ Mỹ điều hành hoặc hỗ trợ. Theo báo cáo, ít nhất 74 địa điểm chôn cất đã được tìm thấy tại 65 địa chỉ trường học khác nhau.

Tàn tích của một trường nội trú ở bang South Dakota, Mỹ

Các quan chức Bộ Nội vụ Mỹ đang kêu gọi chính phủ Mỹ xin lỗi về những gì các trường nội trú này đã gây ra và bồi thường cho người thổ dân bản địa. Tờ Washington Post cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Nhà Trắng chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về báo cáo mới nhất.

Vào tháng 5 năm 2022, Bộ Nội vụ Mỹ đã công bố Kỳ 1 của Báo cáo điều tra. Kỳ 2, cũng là kỳ cuối cùng của báo cáo, có thêm thông tin chi tiết về các trường nội trú và những đứa trẻ đã chết.

Kỳ 2 của Báo cáo cho thấy từ năm 1871 đến năm 1969, chính phủ Mỹ đã phân bổ hơn 23,3 tỷ đô la (tính theo giá trị đồng đô la Mỹ đã điều chỉnh theo lạm phát trong năm tài chính 2023) cho hệ thống trường nội trú liên bang dành cho người da đỏ và các tổ chức tương tự khác cũng như các chính sách đồng hóa liên quan. Với số tiền này, chính phủ Mỹ vận hành tổng cộng 417 trường nội trú ở nhiều nơi.

Trong thời gian này, ít nhất 18.624 trẻ em thổ dân bị ép vào trường nội trú, nơi chúng buộc phải "hòa nhập vào xã hội da trắng". Ít nhất 59 nhóm tôn giáo nhận được tài trợ từ chính phủ Mỹ để vận hành các trường nội trú này. Trong số 417 trường nội trú dành cho trẻ em bản địa trên khắp nước Mỹ, có 210 trường do các tổ chức tôn giáo điều hành.

Báo cáo cho thấy trẻ em thổ dân bị lạm dụng thể chất và tình dục trong các trường nội trú, buộc phải cải đạo và bị trừng phạt vì nói tiếng mẹ đẻ của mình. Những hành động này đã để lại những vết sẹo khó lành trong cộng đồng thổ dân.

Tháng 5/2021, các thổ dân ở British Columbia, Canada, phát hiện hài cốt của 215 trẻ em không rõ danh tính tại địa điểm một trường nội trú của thổ dân, khiến Canada và cộng đồng quốc tế chấn động. Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Deb Haaland sau đó đã tuyên bố khởi động Sáng kiến ​​Sự thật về Trường Nội trú người da đỏ Liên bang để điều tra về thiệt hại nhân mạng và tác động lâu dài của các trường nội trú dành cho thổ dân.

Bộ trưởng nội vụ Mỹ Deb Haaland

Deb Haaland nói với truyền thông rằng “Chính phủ liên bang đã cố tình thực hiện các hành động chiến lược để buộc trẻ em bản địa và gia đình của chúng phải rời khỏi đất nước thông qua chính sách của trường nội trú. Tách biệt, tước bỏ danh tính của họ và xóa bỏ ngôn ngữ, văn hóa và mối liên hệ của họ với các nhóm thổ dân”.

Brian Newland, trợ lý thư ký Bộ Nội vụ phụ trách các vấn đề người thổ dân, cũng là người đến từ cộng đồng thổ dân, cho biết báo cáo này đã chứng thực những gì người thổ dân đã biết qua nhiều thế hệ, rằng chính phủ Mỹ thông qua hệ thống trường nội trú, muốn hủy hoại” thổ dân, “chiếm đoạt lãnh thổ, phá hủy nền văn hóa và lối sống” của thổ dân bản địa.

Một hoạt động của thổ dân Mỹ

Trong lịch sử Mỹ, hàng loạt đạo luật, chính sách đã được xây dựng và thực hiện nhằm thành lập các trường nội trú dành cho thổ dân trên khắp đất nước, buộc trẻ em thổ dân phải rời bỏ gia đình, dân tộc để hòa nhập văn hóa. Trong những năm gần đây, kết quả điều tra về hành vi ngược đãi và hành hạ học sinh ở các trường nội trú thổ dân này thỉnh thoảng xuất hiện trên báo chí. Tin tức về việc phát hiện số lượng lớn nơi chôn cất trẻ em tại những địa điểm ban đầu của trường học đã gây chấn động cộng đồng quốc tế.

Theo Washington Post, Reuters

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshimasa Hayashi ngày 5/11 cho biết, Triều Tiên đã bắn một số tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía Đông bán đảo Triều Tiên. Các tên lửa dường như đã rơi xuống ngoài Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản.

Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump ngày 4/11 cảnh báo rằng, nếu đắc cử, ông sẽ trừng phạt Mexico và Trung Quốc bằng thuế quan nếu cả hai nước này không có biện pháp ngăn chặn dòng chảy fentanyl vào Mỹ.

Đúng 0h ngày 5/11 (theo giờ miền Đông nước Mỹ), tức 12h trưa 5/11 (theo giờ Việt Nam), thị trấn Dixville Notch thuộc khu vực Green North Woods của bang New Hampshire đã mở cửa điểm bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử đầy kịch tính.

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui tại Điện Kremlin ở Thủ đô Moscow. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai quốc gia đang ngày càng nồng ấm.

Nhà điều hành sân bay Aena của Tây Ban Nha ngày 4/11 cho biết, 50 chuyến bay dự kiến cất cánh từ sân bay El Prat của Barcelona đã bị hủy hoặc chậm trễ nghiêm trọng sau khi một trận mưa lớn trút xuống khu vực này.

Chiều 4/11, theo giờ bờ Đông của Mỹ (tức rạng sáng 5/11 giờ Việt Nam), hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là ông Donald Trump của đảng Cộng hòa và bà Kamala Harris của đảng Dân chủ đã thực hiện nỗ lực vận động phút chót trước thềm giờ bỏ phiếu tại các bang chiến trường.