Gần 10.000 tỷ đồng được huy động qua thị trường chứng khoán

Năm 2024, các doanh nghiệp niêm yết, doanh nghiệp đại chúng đã huy động gần 10.000 tỷ đồng vốn qua thị trường chứng khoán.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, 2024 là một năm khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam, thị trường chứng khoán mặc dù chịu áp lực lớn từ tình hình kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán quốc tế nhưng vẫn hoạt động ổn định, có sự tăng trưởng và ghi nhận những kết quả nổi bật nhờ sự hỗ trợ tích cực từ nền tảng kinh tế vĩ mô trong nước.

Cụ thể, các doanh nghiệp niêm yết, doanh nghiệp đại chúng đã huy động gần 10.000 tỷ đồng vốn qua thị trường chứng khoán, khẳng định thị trường chứng khoán dần trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.

Số lượng tài khoản của nhà đầu tư tính đến cuối tháng 11/2024 đạt hơn 9,16 triệu tài khoản, tăng 26% so với cuối năm 2023.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thị trường chứng khoán trong nước khép lại tuần chuyển tiếp giữa năm 2024 và năm 2025 không mấy suôn sẻ khi áp lực bán gia tăng, VN-Index giảm tổng cộng hơn 20 điểm.

Lĩnh vực sản xuất của các nước ASEAN và Trung Quốc đều duy trì được đà tăng trưởng trong tháng 12/2024, nhưng đà tăng đã chậm lại so với tháng trước.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond, ông Tom Barkin đã cảnh báo về nguy cơ lạm phát gia tăng trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức.

Trong tuần đầu tiên của năm 2025, giá vàng trong nước đã tăng hơn 1 triệu đồng/lượng. Chốt tuần, hiện vàng miếng SJC giao dịch ở mức 85,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn bán ra ở mức 85,3 triệu đồng/lượng.

Hoạt động sản xuất công nghiệp tại Hà Nội trong năm 2024 phục hồi tích cực, với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cả năm tăng 5,9% so với 2023.

Theo quy định tại Nghị định 01/2025, bắt đầu từ ngày 1/3/2025, các thương nhân xuất khẩu gạo chỉ phải báo cáo Bộ Công Thương và Sở Công Thương về lượng thóc, gạo tồn kho định kỳ hàng tháng, thay vì báo cáo mỗi tuần như trước.