Gần 1.320 tấn thịt nhiễm Salmonella trước khi nhập vào Việt Nam

Đã có tổng cộng có 55 lô dương tính với Salmonella trên tổng số 6.679 lô hàng xét nghiệm Salmonella, chiếm gần 1%. Một lượng lớn với trên 1.319 tấn thịt động vật bị nhiễm Salmonella có thể được nhập khẩu vào Việt Nam nếu không làm xét nghiệm.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ khi Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT của Bộ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn có hiệu lực (ngày 16/5/2024) đến ngày 25/9/2024, tổng cộng có 55 lô dương tính với Salmonella trên tổng số 6.679 lô hàng xét nghiệm Salmonella, chiếm gần 1%.

Như vậy, nếu không xét nghiệm Salmonella, đã có một lượng lớn với trên 1.319 tấn thịt động vật bị nhiễm khuẩn Salmonella được nhập khẩu vào Việt Nam, nguy cơ rất cao gây ra dịch bệnh, mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng Việt Nam.

Việc kiểm dịch nhập khẩu đối với những lô âm tính thực hiện trong vòng 1-3 ngày; chỉ có khoảng 1% số lô sản phẩm động vật dương tính, cần nuôi cấy phân lập để khẳng định, cần 5-6 ngày làm việc theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Về việc ban hành Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT có gây khó cho việc nhập khẩu, Cục Thú y đã có các cuộc họp trao đổi với Tham tán nông nghiệp và cán bộ của các Đại sứ quán các nước Australia, New Zealand, Vương quốc Anh, Canada.

Các nước này đều khẳng định không có vấn đề gì lớn. Tuy nhiên, một số Tham tán Nông nghiệp các nước Mỹ, Brazil, Singapore, Pháp, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Hà Lan… bày tỏ quan ngại về ban hành Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT gây khó cho việc nhập khẩu thịt của các nước và đề nghị trao đổi, làm rõ quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.

Trước đề nghị này, ngày 27/6/2024, Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) đã tổ chức cuộc họp với phía Mỹ tại trụ sở WTO đồng thời mời Cục trưởng Cục Thú y, Vụ Hợp tác quốc tế (dự họp trực tuyến) để trao đổi, giải đáp các thắc mắc phía Mỹ kiến nghị.

Cục Thú y khẳng định việc ban hành Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT đã tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế và không gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu trong thời gian vừa qua.

Phát hiện gần 1.320 tấn thịt nhiễm Salmonella trước khi nhập vào Việt Nam.

Cụ thể, từ ngày 16/5/2024 (thời điểm Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT có hiệu lực) đến ngày 16/6/2024 (sau 01 tháng thực hiện), các nước xuất khẩu vào Việt Nam 59.461 tấn thịt và sản phẩm thịt, tương đương so với cùng kỳ năm 2023 (60.516 tấn thịt và sản phẩm thịt) và tương đương so với tháng 4/2024 (60.525 tấn thịt và sản phẩm thịt).

Như vậy đến nay, việc triển khai Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT không làm ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm động vật từ các nước xuất khẩu vào Việt Nam.

Trong khi đó, Quy định của EU về các chỉ tiêu Salmonella, E.coli là không được có Salmonella spp trong 25g thịt; E.coli tổng số không vượt quá 102 đến 5.102 tùy loại sản phẩm.

Vương quốc Anh yêu cầu Việt Nam phải có Chương trình quốc gia giám sát Salmonella spp đối với các sản phẩm gà chế biến đang được đàm phán xuất khẩu sang nước này.

Hay Hàn Quốc cũng có yêu cầu tương tự về kiểm soát Salmonella spp. Nhật Bản, Liên bang Nga và các nước Liên minh Á-Âu đã yêu cầu Việt Nam phải tổ chức kiểm soát Salmonella spp khi đàm phán, xuất khẩu thịt gà chế biến chín sang thị trường các nước này.

Trung Quốc yêu cầu phải tổ chức giám sát, xét nghiệm chỉ tiêu Salmonella spp khi xuất khẩu sữa sang thị trường nước này.

Singapore quy định không có Serotype chủng gây bệnh của Salmonella (Enteritidis; Pullorum, …) trong 25g; không có Serotype chủng gây bệnh của E.coli nhóm O (như O157) trong 25g thịt bò.

Trong nước, các doanh nghiệp, hiệp hội đều có các kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu để bảo vệ chăn nuôi trong nước, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong nước.

Chẳng hạn, Tập đoàn CJ tại Việt Nam đã gửi Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 24/2024/CV-CJ ngày 25/01/2024 về việc kiến nghị một số giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn trong phát triển chăn nuôi tại Việt Nam. Đơn vị có kiến nghị Thủ tướng tiếp tục quan tâm sâu sát và chỉ đạo các cơ quan liên quan sử dụng nhiều biện pháp ngăn chặn, nhằm giảm thiểu tối đa việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi vào Việt Nam.” Đồng thời đề nghị ban hành hàng rào kỹ thuật trong tự vệ thương mại, hạn chế nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm và chăn nuôi không mong muốn nhập vào Việt Nam.

Các hội, hiệp hội chăn nuôi trong nước cũng có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội; Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các bộ, ngành có liên quan về kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu, tương đồng với quy định đối với kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật chăn nuôi trong nước, bảo vệ sức khỏe động vật, người tiêu dùng.

Các đại biểu Quốc hội cũng có những câu hỏi chất vấn nhằm tăng cường kiểm soát thịt nhập khẩu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, trong 7 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu trên 450.000 tấn thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm, tăng 6,4% (riêng đối với các sản phẩm thịt đạt trên 320.000 tấn, tăng trên 40%) so với cùng kỳ năm 2023.

Trong số đó, Ấn Độ là nước đứng thứ đầu về xuất khẩu sản phẩm thịt (thịt và phụ phẩm ăn được của trâu) vào Việt Nam với số lượng trên 102.000 tấn, chiếm 25,3% lượng thịt và phụ phẩm xuất khẩu vào Việt Nam, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Tiếp đến là Mỹ với trên 53.000 tấn, chiếm 13,5% lượng thịt và phụ phẩm xuất khẩu vào Việt Nam, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Nga là nước đứng thứ 3, với trên 47.000 tấn, chiếm 11,7% và giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức là nước đứng thứ 4, với trên 30.000 tấn, chiếm 7,7% lượng thịt và phụ phẩm xuất khẩu vào Việt Nam, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức xuất khẩu phụ phẩm ăn được vào Việt Nam đứng thứ 3 (sau Ba Lan và Nga) với trên 24.000 tấn, chiếm 17,12% và tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Hàn Quốc đứng thứ 5, với trên 30.000 tấn, chiếm 7,57% lượng thịt và phụ phẩm xuất khẩu vào Việt Nam, tăng trên 1% so với cùng kỳ năm 2023.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tháng 9/2023, cầu đường bộ thuộc dự án nâng cấp tuyến đường vận tải thủy sông Đuống chính thức khởi công xây dựng. Với tổng mức đầu tư gần 590 tỷ đồng, công trình dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2025. Song, do vướng mắc về giải phóng mặt bằng, dự án có thể sẽ phải kéo dài thời gian thực hiện thêm 3 năm.

Sở Giao thông Vận tải TP. HCM ngày 20/12 đã khai trương, đưa vào hoạt động 17 tuyến xe buýt điện kết nối tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.

Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành việc chuyển đổi và phát triển xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh vào năm 2035, sớm hơn 15 năm so với yêu cầu của Chính phủ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng cũng mong muốn thành phố sớm ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ và khả năng tiếp cận nguồn vốn vay.

Theo kế hoạch, đường song hành Vành đai 4 qua Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh sẽ hoàn thành vào cuối năm 2025. Hiện các nhà thầu đang tập trung thi công, bám sát tiến độ.

Hôm nay (21/12), 16 thí sinh Tiếng hát Hà Nội 2024 đã khởi động vòng chung kết cuộc thi bằng nhiều hoạt động chung tay bảo vệ môi trường tại bãi bồi ven sông Hồng thuộc phường Phúc Tân (Hoàn Kiếm).

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang vừa thăm hỏi và trao tặng 220 phần quà cho các em nhỏ đang điều trị tại bệnh viện và học sinh Trường THCS Hy Vọng, với tổng trị giá 80 triệu đồng.