Gần 292.000 thí sinh từ chối cơ hội xét tuyển đại học

Bộ GD-ĐT cho biết, tính đến 17h ngày 30/7, thí sinh đã kết thúc việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH năm 2023. Kết thúc đợt 1, tổng số thí sinh đã nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển là hơn 660.000, tương đương 66% so với số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT.

Trong hơn 1 triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023, số thí sinh dự thi vừa để xét tốt nghiệp và tuyển sinh là 917.731 (chiếm 89,52%). Số thí sinh chỉ dự thi để xét tuyển sinh là 34.203 (chiếm 3,34%). 

Như vậy, tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển năm 2023 trước kỳ thi tốt nghiệp THPT là khoảng 951.900 em. Điều này đồng nghĩa với gần 292.000 thí sinh bỏ cơ hội xét tuyển đại học đợt 1 năm 2023.

So với năm 2022, tỉ lệ nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển năm nay vẫn cao hơn (năm 2022, tỉ lệ này là 64,07% với 325.716 em không nhập nguyện vọng lên hệ thống). Theo quy định của Bộ GD&ĐT, sau khi đóng hệ thống, thí sinh sẽ không thể vào để đăng ký hay điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển. 

Ngay sau khi thí sinh đăng ký nguyện vọng, việc đóng lệ phí xét tuyển là thao tác quan trọng. Nếu thí sinh không thanh toán lệ phí xét tuyển thì sẽ không được công nhận nguyện vọng nào. Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, từ ngày 31/7 đến 17 giờ ngày 6/8, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển ĐH theo hình thức trực tuyến, chia thành 6 đợt, tùy từng tỉnh, thành. Cụ thể:

- Từ 00 giờ ngày 31-7-2023 đến 17 giờ ngày 1-8: Hà Nội, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái.

- Từ 00 giờ ngày 1-8 đến 17 giờ ngày 2-8: Hòa Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, TP Hải Phòng.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc thực hiện chuyển đổi số của ngành giáo dục Thủ đô không chỉ dừng lại trong giảng dạy mà còn hiện diện ở nhiều mặt, trong đó có cả việc đảm bảo an toàn thực phẩm trường học. Mô hình căng tin thông minh là một minh chứng cụ thể cho điều đó.

Ngay sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố đề thi minh hoạ lớp 10 năm 2024, các trường THCS đã dồn lực ôn tập cho học sinh lớp 9. Ở giai đoạn nước rút nên ngoài kiến thức thì kỹ năng làm bài hay ổn định tâm lý để giảm bớt áp lực cho học sinh được các trường đặc biệt lưu tâm.

Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã chính thức thông tin về phương án xử lý với hơn 56.000 chứng chỉ IELTS do IDP tổ chức thi tại Việt Nam trong thời gian chưa được cấp phép.

Hôm nay là ngày thứ 9, cũng là ngày cuối cùng thí sinh cả nước đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Hạn cuối đăng ký dự thi là 17h ngày 10/5.

Chiều 9/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã trao quyết định bổ nhiệm PGS.TS Phạm Văn Thuần - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội làm Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, tính đến cuối tháng 3 năm nay, cả nước đã có hơn 1200 chương trình đào tạo đại học được kiểm định chất lượng giáo dục theo bộ tiêu chuẩn do Bộ ban hành. Xây dựng văn hóa chất lượng là một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm được Bộ GD&ĐT đặt ra với các trường Đại học. Kiểm định chất lượng được đánh giá là việc làm cốt lõi để nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo.