Gắn kết, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động dân cử

Chiều 19/7, Đoàn công tác của HĐND thành phố Hà Nội do Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn làm trưởng đoàn đã thăm, làm việc với HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chuyến công tác nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ phối hợp giữa hai tỉnh, thành phố và trao đổi, chia sẻ về các kinh nghiệm trong công tác tổ chức bộ máy, các giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động cơ quan dân cử.

Tham gia đoàn có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quý Tiên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Phạm Thị Thanh Mai.

Tiếp đoàn về phía tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Viết Thanh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Ngọc Thuận.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Viết Thành/ Hà Nội Mới.

Với vị trí là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh, thành phố trong khu vực, Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương duy nhất của vùng Đông Nam Bộ hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển.

Tỉnh tập trung thúc đẩy bốn trụ cột kinh tế của tỉnh: công nghiệp, cảng biển và logistic, du lịch và đô thị, dịch vụ chất lượng cao đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cảng biển và logistics được xác định là một trong 4 trụ cột mới của Bà Rịa-Vũng Tàu.
Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp.

Từ đầu nhiệm kỳ đến tháng 7/2024, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức thành công 22 kỳ họp, thông qua 349 nghị quyết, trong đó có nhiều nghị quyết rất quan trọng, có tác động sâu rộng đến tâm tư, tình cảm của nhân dân cũng như hiệu lực, hiệu quả của các cấp chính quyền, các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh. HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành nhiều chính sách riêng của tỉnh nhằm đảm bao an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội.

Tại buổi làm việc, khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của Thủ đô, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đã chính thức biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với 7 chương, 54 điều với 9 nhóm cơ chế, chính sách và chính thức hóa mô hình chính quyền đô thị ở Hà Nội, tăng cường phân cấp, ủy quyền, là động lực vượt trội để phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Phạm Viết Thanh phát biểu tại buổi làm việc.
Ảnh: Viết Thành/ Hà Nội Mới.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND thành phố đã tổ chức 17 kỳ họp. Hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các ban HĐND thành phố tiếp tục được đổi mới, nâng cao chất lượng. Nội dung giám sát được lựa chọn trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề quan trọng, cấp thiết, được cử tri, nhân dân quan tâm như: dự án chậm triển khai, quản lý tài sản công, cải cách hành chính, chuyển đổi số, lĩnh vực môi trường, xử lý nước thải, rác thải, việc đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại các khu đô thị.

Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, thông qua hoạt động giám sát đã đánh giá nghiêm túc việc thực hiện các quy định pháp luật, kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế, bất cập và từ đó đề xuất thúc đẩy đầu tư, các cơ chế, chính sách trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của thành phố.

Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp đoàn công tác thành phố Hà Nội. Ảnh: Viết Thành/ Hà Nội Mới.

Tại hội nghị, đại biểu HĐND thành phố Hà Nội và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động kỳ họp, giám sát, giải trình, chất vấn.

Đặc biệt, nhiều đại biểu trao đổi sâu, kỹ về hoạt động kỳ họp và quyết định các vấn đề quan trọng, cơ chế, chính sách tại địa phương gắn với việc triển khai các chỉ đạo của Trung ương và nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; kinh nghiệm và các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, chất vấn, giải trình của HĐND, Thường trực HĐND cấp tỉnh, thành phố, nhất là hoạt động giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, ý kiến kiến nghị, phản ánh của cử tri, công dân; mối quan hệ phối hợp công tác giữa các cơ quan.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả mưa bão ngay trong đêm.

Hai tuyến tàu điện tại Hà Nội đã dừng chạy để đảm bảo an toàn. Các tuyến xe buýt cũng đã dừng chạy.

Tính đến 15h chiều 7/9, đã có gần 540 cây xanh ở Hà Nội bị đổ, gãy do ảnh hưởng của bão số 3. Các cán bộ, công nhân Công ty Công viên cây xanh đã và đang nhanh chóng xử lý tại hiện trường.

Từ 20 giờ tối 7/9, bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, khoảng một tiếng sau đó tâm bão quét qua khu vực phía Bắc nội thành Hà Nội bao gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

Chiều 7/9, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có báo cáo Thường trực Thành ủy về công tác ứng phó bão số 3 (tính đến 16 giờ ngày 7/9).

Báo cáo nhanh của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội về cơn bão số 3 cho biết tính đến 16h chiều 7/9, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phát sóng khoảng 213 tin bài, 2 bản tin Podcast thông tin về cơn bão số 3 trên các kênh phát thanh, truyền hình và các nền tảng số của Đài.