Gần nửa triệu tài khoản chứng khoán rút khỏi thị trường tháng 10
Theo thống kê từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), tại thời điểm cuối tháng 9/2023, có tổng cộng 7,763 triệu tài khoản của các nhà đầu tư cá nhân trong nước. Tuy nhiên, đến cuối tháng 10/2023, con số này bất ngờ chỉ còn 7,384 triệu, giảm tới 378 nghìn tài khoản chỉ trong 1 tháng. Tháng 10/2023 là tháng mà chỉ số VN-Index giảm tới 10,91%, đóng cửa tại 1.028,19 điểm.
Theo thống kê từ năm 2018 đến nay, đây được xem là lần đầu tiên xảy ra hiện tượng này. Trước đó, mỗi tháng đều có từ hàng chục nghìn đến hàng trăm nghìn tài khoản được mở mới. Đặc biệt, trong tháng 5 và tháng 6 năm 2022, mỗi tháng có tới gần 500.000 tài khoản được mở mới.
Tuy nhiên, hiện tượng giảm tài khoản chỉ xảy ra đối với tài khoản của các nhà đầu tư cá nhân trong nước. Trong khi đó, tài khoản của các nhà đầu tư tổ chức trong nước, nhà đầu tư cá nhân nước ngoài và nhà đầu tư tổ chức nước ngoài vẫn tăng đều đặn.
Theo một số thông tin mới đây, Bộ Tài chính đang chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm nâng hạng thị trường chứng khoán. Ủy ban Chứng khoán cũng đã làm việc tại Mỹ để họ hiểu hơn về thị trường tài chính Việt Nam.
Nâng hạng thị trường chứng khoán là một trong những mục tiêu lớn mà Chính phủ đang hướng tới. Việt Nam hướng đến nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên mới nổi trước năm 2025. Nghị quyết 86/NQ-CP ngày 11/7/2022 của Chính phủ về phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững, yêu cầu: "Khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi để thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài".
Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.
Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".
Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
0