Gắn quy tắc ứng xử với cải cách hành chính

Nỗ lực xây dựng thủ đô Hà Nội văn minh, xứng tầm là trung tâm kinh tế - chính trị lớn nhất cả nước, các cấp chính quyền Thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh triển khai có hiệu quả hai bộ quy tắc ứng xử.

Việc thực hiện quy tắc ứng xử được các cơ quan, đơn vị và mỗi địa phương luôn gắn bó chặt chẽ với nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, thực hiện văn hóa công sở, qua đó đã mang lại hiệu quả thiết thực trong cuộc sống.

“Ngày thứ tư tốc ký” tại bộ phận một cửa của UBND quận Hai Bà Trưng; “Ngày thứ năm xanh” – thực hiện ba thủ tục hành chính không chờ tại UBND phường Cầu Dền. Đó là hai trong nhiều sáng kiến cải cách thủ tục hành chính quận Hai Bà Trưng nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp hiệu quả nhất.

Cùng với kiến thức chuyên môn tốt, ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính, mỗi công chức đều có tác phong, thái độ giao tiếp lịch sự, hòa nhã, thân thiện là ấn tượng của công dân khi đến làm thủ tục hành chính tại các công sở. Việc thực hiện Quy tắc ứng xử đã trở thành nét đẹp của cán bộ công chức, gắn với thực hiện văn hóa công sở và nâng cao chất lượng cải cách hành chính.

Bộ quy tắc ứng xử của cán bộ công chức và quy tắc ứng xử nơi công động được các sở ngành, đơn vị lồng ghép trong thực hiện các phong trào thi đua và hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn. Các mô hình văn hóa ứng xử đẹp được triển khai thiết thực, hiệu quả.

Trong thời gian qua, phong trào “cán bộ công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm các cấp uỷ, địa phương, cơ quan, đơn vị có trong thực thi nhiệm vụ. Đây là một trong những phong trào thi đua nổi bật của thành phố để thực hiện Chương trình số 06 của Thành ủy về Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Cùng với việc chia sẻ những sáng kiến, kinh nghiệm hay, nhân rộng những mô hình hiệu quả, ngày 14/12, Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội sẽ trao giải cuộc thi và triển lãm ảnh về quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức người lao động trong các cơ quan thành phố Hà Nội năm 2023; nhằm tuyên truyền, lan tỏa những nét đẹp trong văn hoá ứng xử; đẩy mạnh việc triển khai thực hiện bộ quy tắc ứng xử do thành phố ban hành.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Festval Huế năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 7/6 đến ngày 12/6 tới. Điểm nhấn của Festival Huế năm nay là Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 với chủ đề "Di sản văn hoá hội nhập và phát triển”.

Hà Nội sẽ lần đầu tổ chức Lễ hội Sen năm 2024 trong 5 ngày của tháng 7 tới tại Không gian văn hoá sáng tạo quận Tây Hồ. Sự kiện gồm nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu, tôn vinh nghề trồng sen, các sản phẩm từ sen.

Chiều 8/5, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thông tin, hồ sơ “Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế” đã được ghi danh vào Danh mục ký ức thế giới với số phiếu 23/23 nước tham gia. Đây là niềm tự hào của Việt Nam nói chung và của tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng.

Quận Ba Đình đã hoàn thành tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Núi Sưa. Ngôi đền trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách khi đến thăm Công viên Bách thảo ở phường Ngọc Hà.

Chiếc huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” là một trong số nhiều kỷ vật gắn với Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm. Ra đời giữa chiến dịch và là phần thưởng cho các chiến sĩ Điện Biên, chiếc huy hiệu ghi dấu một mốc son trong lịch sử dân tộc.

7h45 ngày 07/5/2024, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" chính thức bắt đầu.