Gạo Việt Nam xuất khẩu đạt kỷ lục, giá tiếp tục tăng
Giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo 8 tháng qua cũng tăng lên gần 3,2 tỷ USD, tăng hơn 34% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, chỉ riêng tháng 8, nước ta đã xuất bán 921 nghìn tấn gạo, thu về 546,4 triệu USD, tăng mạnh 39,5% về lượng và tăng 50,7% về giá trị so với tháng 7/2023.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh cả về lượng và giá trị sau khi Ấn Độ tuyên bố tạm ngừng xuất khẩu một số loại gạo, áp dụng từ ngày 20-7 vừa qua. Trong tháng 8, ngoại trừ thị trường Bờ Biển Ngà ghi nhận mức tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm ngoái, còn lại các thị trường khác đều tăng mạnh nhập khẩu gạo của Việt Nam.
Cụ thể, xuất khẩu sang Philippines đạt gần 410 nghìn tấn gạo, thu về 244 triệu USD, tăng 76,5% về giá trị so với tháng 8 năm ngoái; Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc cũng tăng 45,6%, sang Malaysia tăng 50,6%, sang Ghana tăng 63,8%...
Đáng chú ý, xuất khẩu gạo sang Indonesia đạt 61,2 triệu USD, tăng tới 1.409% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng chi lượng tiền nhiều gấp 186 lần, tương đương 18,6 triệu USD so với 100.000 USD cùng kỳ năm ngoái để mua gạo Việt trong tháng 8-2023.
Trên thị trường xuất khẩu, sau 1 tuần giá đi ngang, ngày 12-9, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trở lại. Dẫn nguồn từ Oryza - Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) thông tin, giá chào bán gạo xuất khẩu loại 5% và 25% tấm của Việt Nam đã có phiên điều chỉnh tăng nhẹ trở lại.
Theo đó, gạo 5% tấm tăng 5 USD/tấn và hiện có giá 623-632 USD/tấn; gạo 25% tấm tăng 5 USD/tấn, lên mức 613-617 USD/tấn.
Việc giá gạo tăng trở lại đã được các doanh nghiệp, chuyên gia dự báo trước đó, do nhu cầu thế giới cao trong khi các nguồn cung hạn chế. Mặt khác, ngày 11-9, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) cho biết sẽ mở thầu 300.000 tấn gạo trắng 5% tấm.
Truyền thông quốc tế đưa tin, đến chiều 12-9, Việt Nam chỉ có một doanh nghiệp trúng thầu 50.000 tấn trong đợt Indonesia mở thầu. Giá trúng thầu dao động khoảng 640-650 USD/tấn (giá CIF). Thời gian giao hàng của gói thầu nêu trên từ tháng 9 đến ngày 30-11-2023.
Ngoài doanh nghiệp của Việt Nam, thì doanh nghiệp đến từ Pakistan trúng 95.000 tấn và Thái Lan trúng 155.000 tấn với mức giá dao động 630-650 USD/tấn (giá CIF).
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại dự báo, trong 4 tháng cuối năm nay, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhờ số lượng đơn hàng hàng tốt từ nhiều thị trường mới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu lo ngại nguồn cung không đủ đáp ứng, do nhu cầu ở nhiều nước trên thế giới tăng đột biến.
Bên cạnh việc tranh thủ cơ hội xuất khẩu, các chuyên gia cũng cho rằng cần đảm bảo an ninh lương thực trong nước, giữ ổn định giá lúa gạo để việc tăng giá lương thực ảnh hưởng ít đến đời sống nhân dân.
Tổng hợp
Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.
Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".
Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
0