Gấp rút thực hiện kế hoạch xây dựng kinh tế tuần hoàn
Việt Nam xác định kinh tế tuần hoàn là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra các chuỗi giá trị gia tăng mới, đảm bảo tăng trưởng xanh và hướng tới phát triển bền vững.
Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam - Từ kế hoạch đến hành động” do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì diễn ra sáng 10/12 là bức tranh tổng thể phản ánh các định hướng, cơ chế chính sách cũng như hiện trạng và các giải pháp sáng tạo thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.
Đầu tư dự án dệt may ở Việt Nam hơn 10 năm, Công ty TCE Hàn Quốc cho biết kể từ thời điểm bắt đầu hoạt động đã thực hiện nhiều giải pháp sản xuất xanh, sử dụng nguyên liệu tái chế và đầu tư hệ thống xử lý nước thải công suất lớn, hướng tới sự phát triển bền vững.
Ông Nguyễn Đức Hùng - Giám đốc điều hành Công ty TCE Hàn Quốc, cho biết: “Trong nguyên liệu sợi, chúng tôi sử dụng nguyên liệu tái chế để tạo ra các sợi, từ đó tạo ra thành phẩm vải. Còn trong quá trình sản xuất, chúng tôi tiếp tục sử dụng nguyên tắc trong kinh tế tuần hoàn, tức hóa chất, thuốc nhuộm, nước thải khi sản xuất ra chúng tôi phục hồi lại để quay trở lại tuần hoàn sử dụng trong quá trình sản xuất”.
Xây dựng kinh tế tuần hoàn là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2045. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đây là thời điểm cấp thiết để thực hiện kế hoạch này.
Tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn năm 2024, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã cùng nhau thảo luận về con đường chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn và cách thức thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Bà Ramla Khalidi - Đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc, cho hay: “Việt Nam cần thực hiện bốn ưu tiên chính, đó là lồng ghép thiết kế sinh thái, thiết kế tuần hoàn vào các chính sách và đưa các mục tiêu có thể đo lường được vào lộ trình kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy đổi mới và khả năng cạnh tranh. Ưu tiên các ngành chính như nông nghiệp, điện tử, nhựa, dệt may và vật liệu xây dựng để giúp Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở ra các cơ hội cho tăng trưởng bền vững. Đảm bảo các thể chế hiệu quả và cấu trúc quản trị hợp lý sẽ giảm bớt rào cản và thúc đẩy đổi mới”.
Các chiến lược hiện tại về chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và cải thiện hiệu quả năng lượng chỉ giải quyết được 55% lượng khí thải toàn cầu. Kinh tế tuần hoàn mang lại giải pháp bổ sung giúp giải quyết 45% lượng khí thải còn lại. Điều này đặc biệt quan trọng với các lĩnh vực vật liệu chiếm phần lớn lượng phát thải như xi măng, nhựa, thép, nhôm và thực phẩm.
Chương trình phát triển Liên hợp quốc sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh hơn, tuần hoàn và ít carbon hơn.
Trong phiên giao dịch cuối tuần qua, chứng khoán Mỹ đã phục hồi sau các phiên ảm đạm trước đó, khi số liệu lạm phát PCE thấp hơn so với dự đoán và bình luận từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) làm dịu bớt lo ngại về quỹ đạo lãi suất của Mỹ hiện nay.
Theo Báo cáo người giàu Hàn Quốc năm 2024 do Viện nghiên cứu quản lý của Tập đoàn tài chính KB công bố, tính đến cuối năm 2023, số người giàu có tài sản tài chính hơn 1 tỷ won (khoảng 700.000 USD) ước tính là 461.000 người, chiếm 0,9% tổng dân số Hàn Quốc, tăng 1% so với năm trước.
Các thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch 23/12, tiếp nối đà tăng mạnh mẽ của Phố Wall.
VN-Index mở cửa phiên chiều tiếp tục trạng thái giằng co, áp lực chốt lời gia tăng khiến chỉ số có lúc suy yếu về gần mốc tham chiếu, rồi đóng cửa trong sắc xanh khá tích cực.
Giá vàng hôm nay, 23/12, trên thị trường quốc tế tăng nhẹ. Trong nước, giá vàng miếng SJC và nhẫn trơn bất ngờ tăng mạnh trở lại.
Nhờ những chính sách hiệu quả trong việc hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh của Chính phủ, ước tính lợi nhuận sau thuế quý IV/2024 của các ngân hàng niêm yết tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2023, đưa tổng lợi nhuận năm 2024 lên 62 nghìn tỷ đồng.
0