Gạt bỏ hết danh lợi ta còn lại gì?

Cuộc sống luôn gấp gáp vội vã cuốn chúng ta vào một vòng quay không ngừng nghỉ. Vòng quay đó, khiến tôi và bạn chưa kịp dừng lại để cảm nhận cái đẹp từ xung quanh. Đôi lúc, có ai đó lại tự hỏi mình, nếu gạt bỏ hết danh lợi thì ta còn lại gì?

Hôm nay, mời bạn cùng nghe câu chuyện của bạn Đinh Trang chia sẻ với chương trình.

Tôi nhận được tin sếp cũ vừa trải qua một trận thập tử nhất sinh. Chú là người mà tôi trân trọng và biết ơn vì tất cả những gì chú đã làm cho công ty và mọi người, trong đó có tôi. Chú đức độ, giỏi giang đến độ sau tám năm rời xa công ty, tôi vẫn đinh ninh chú vẫn ổn. Nhưng sự đời đâu chỉ là những gì ta thấy mà còn là sự vô thường rộng lớn hơn của vũ trụ bao la. Để rồi tuổi già ập đến, chẳng chừa một ai.

Ngẫm lại chắc phần đông mọi người khi còn trẻ đến tận tuổi trung niên đa phần đều cuốn vào vòng xoáy sự nghiệp công danh mà quên mất đi sức mạnh của thời gian. Cho đến tận khi sự việc biến thiên xảy đến kề cận gần bên, ta mới chợt giật mình nhận ra sự tồn tại hữu hạn của một kiếp người. Lúc này có bao nhiêu người sẽ đủ chậm lại để hỏi mình muốn gì, cần gì, và sống vì mục đích gì?

Vài năm gần đây nổi lên phong trào “me time” (tận hưởng thời gian ở một mình) như là phản ứng của giới trẻ trước nhịp sống hối hả của thời công nghiệp hiện đại. Chúng ta nhận được giá trị gì khi đi chậm lại. Chúng ta nhận ra chúng ta thật sự cần gì khi chúng ta trở về vạch xuất phát số không. Rồi sẽ đến một lúc đủ chín, chúng ta sẽ biết được điều giá trị thật sự ẩn sau những bon chen mưu cầu cơm áo gạo tiền địa vị công danh.

Cuộc sống gấp gáp vội vã. Những cuộc họp hành, giao ban, đúng giờ, đúng ca trực, quy trình, nề nếp cuốn chúng ta vào một vòng quay lập định. Một vòng tròn cuốn đi đến độ ta chưa kịp dừng lại để cảm và nhận cái đẹp từ xung quanh, để chậm lại vừa đủ nhận lấy bài học của ngày hôm nay để ngày mai có thể đi tiếp.

Cuộc sống thời công nghiệp, lĩnh lương tháng, đổ xăng tuần, du lịch theo “team building”, nghĩ lễ nghỉ tết theo lịch nhà nước. Ta chẳng cần nghĩ ngợi nhiều, cứ chạy theo đám đông thì sẽ được an toàn. Một tập quán đám đông, kết hợp lối sống vội vã tạo nên một cuộc chơi với nhiều kịch bản. Nhiều đến độ ta không cần sáng tạo, cứ việc làm theo hướng dẫn thì sẽ an toàn. Để rồi khi có biến cố xảy ra, kiểu như đại dịch Covid, sáu tháng không có việc làm, không có lương cuộc sống của vô vàn con người bị xáo trộn và họ đã đủ nhận ra điều gì? Hay chưa kịp nghĩ xong lại cuốn vào các vòng xoáy sự kiện của thế giới bên ngoài cập nhật trên màn hình chiếc điện thoại nhỏ bé mỗi giờ. Mọi người ngồi nhà vẫn có thể kể vanh vách chuyện năm châu bốn biển, chuyện trên trời dưới đất.

Tôi cũng đã từng nghĩ mình biết rất nhiều, hiểu sâu rộng khi mỗi tuần đều đọc sách, mỗi ngày đều điểm tin tức, mỗi tuần đều cập nhật tin mới từ thế giới với ưu điểm biết ngoại ngữ của bản thân. Cho đến một ngày tôi chợt nhận ra tôi biết nhiều thế để làm gì khi mà tôi không biết nấu một bữa cơm đúng vị cho ba mẹ của mình. Cho đến khi tôi nhìn thấy tôi không còn bao nhiêu thời gian dành cho ba của mình, nên tôi cần làm nhiều hơn cho đấng sinh thành thay vì nhìn ra thế giới bên ngoài kia. Cho đến khi tôi hiểu rằng ba muốn nhìn thấy tôi sống tốt cho chính bản thân tôi chứ không phải luôn khổ sở day dứt vì chưa đủ thành công cho ba nở mặt nở mày. Và tôi giật mình khi chẳng trả lời nổi câu hỏi, nếu bỏ qua tất cả công danh, tiếng tăm và áp lực tài chính thì tôi thích gì muốn gì và mục tiêu sống của tôi là gì?

Có vẻ tôi giơ tay chỉ trăng và rồi nhìn mãi, tôi nghĩ rằng trăng gần lắm, và lớn hơn đầu ngón tay của mình một xíu thôi. Có lẽ tôi mãi chạy theo được mất hơn thua để rồi tôi quên đi mục tiêu thật sự của tôi là ánh trăng phía xa dẫn đường chỉ lối cho tôi đi đúng hướng. Tôi nhìn mãi, ngắm mãi để rồi thay vì nhìn theo hướng trăng, tôi vô thức nhìn theo ngón tay đã đổi hướng tự khi nào và trăng vẫn ở trên cao nhưng đã lệch đi hướng khác.

Hình ảnh chú sếp cũ oai phong ngày xưa giờ là ông lão mái đầu bạc trắng nằm trên giường bệnh làm tôi thấy nghèn nghẹn ở cổ. Quy luật tạo hóa không sao tránh khỏi. Nhưng giá trị mà chú để lại cho đời thì còn mãi. Sự tử tế và trách nhiệm là nét đẹp mà chú đã để lại cho bao thế hệ nhân viên đã xem công ty của chú như ngôi nhà thứ hai.

Ảnh: dreamstime

Tôi chạy theo vòng xoáy tự mình tạo ra lúc nào chẳng rõ. Để rồi đủ phúc may còn nhìn ra kịp lúc tôi vẫn vững vàng trên đôi chân của bản thân. Tôi vẫn là tôi khi tôi biết rõ tôi muốn gì và đâu là giá trị thực tôi cần theo đuổi. Trước mắt chưa hẳn là có và ở phía xa kia chưa hẳn là không hiện hữu. Giá trị đúng cần theo đuổi khác xa với những cái có hữu hình mà tôi mãi chạy theo được mất hơn thua. Thầm nghĩ chỉ cần tôi đủ phân định rõ lòng mình thì tôi sẽ phân định rõ những tham sân si làm mờ lí trí; luôn nhắc mình biết đủ và biết nhìn rộng, đừng chỉ nhìn ngón tay mà quên mất vầng trăng./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thành phố hình như không ngủ. Tiếng ồn ào từ phía chợ bắt đầu lúc hai, ba giờ sáng. Tôi nằm im trong phòng trọ lắng nghe tiếng gà gáy, những con gà chắc cũng mang từ quê lên chưa quen được với môi trường đêm lúc nào cũng rực rỡ ánh đèn.

Bỗng một sớm mai thức giấc, hương dẻ ngọt ngào đã chờ sẵn trên khung cửa sổ màu xám tro cùng chú mèo mun khoanh tròn say sưa bên chồng sách đêm qua tôi đọc còn dang dở. Hương hoa chực chờ cánh cửa vừa hé là vội vàng len vào xâm chiếm cả căn phòng. Căn phòng tôi ngập tràn hương hoa dẻ, ngập tràn tháng tư mang chớm hạ khẽ khàng...

Làm việc thời gian tự do mang cho tôi nhiều trải nghiệm, từ việc sắp xếp thời gian cho công việc, cho gia đình và bản thân. Phải thật khéo léo nếu không rất dễ bị chìm đắm trong những bộn bề mà không có thời gian riêng cho chính mình.

Chiều mưa, hương ngọc lan bên hiên nhà cứ lặng thầm quyến rũ. Bản nhạc Trịnh văng vẳng đâu đây cùng tiếng mưa "nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa...".

Hoa lưu ly (forget me not) - một loài hoa tím nhỏ thủy chung, suốt đời ôm thương nhớ về mối tình vô vọng. Loài hoa tím ấy như tượng trưng cho một cuộc tình tàn phai rồi hồi sinh, hồi sinh rồi lại phai tàn từ kiếp này qua kiếp khác mặc cho trong đời ai nhớ ai quên.

Dường như hầu hết ở các làng quê Việt bây giờ, cùng với những thiết chế văn hóa được xây dựng khang trang, phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của người dân, thì cổng làng gắn với tên làng đã tạo nên nét riêng dáng dấp của một làng lưu dấu trong tâm khảm mỗi người. Những tên gọi của làng thường hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa nhân văn sâu xa, mang cả ước vọng khát khao của cha ông một thuở lập làng với sự bình an, ấm no đầy đủ. Vì thế, danh xưng những tên làng cứ lưu mãi qua từng thế hệ…