Ghen có phải là yêu

Trong tình yêu, ai cũng có cái ích kỷ của riêng mình, bởi khi yêu con người ta thường muốn sở hữu. Nếu bạn để sự ích kỷ lớn mạnh đến mức lấn át hết mọi nghĩa tình, thì tình yêu sẽ dễ bị rạn nứt và đổ vỡ. Chút ghen hờn tinh tế có thể làm cho nửa kia thấy vui sướng, nhưng nếu bạn để nó trở thành những trận cuồng phong không định hướng, thì sẽ khiến họ mệt mỏi, thất vọng và chán nản.

Liệu có phải vì người ta yêu quá mà trở nên ghen tuông hay không? Nhưng nếu thương yêu mà người này trở thành lính gác của người kia thì cuộc sống ấy thực sự quá nặng nề. Bản chất của thương yêu phải có sự hòa hợp. Hai con người đến với nhau bằng hai thể xác và hai linh hồn cùng hòa hợp, hai số phận chung đôi, thì đó mới đích thực là tình yêu đôi lứa. Yêu thương là một quá trình học hỏi lẫn nhau để chọn lọc những cái chung có tính chất xây dựng một hạnh phúc chân thật, bền vững. Còn những cái riêng không hay, không dễ thương, khiến cho bên kia phải gắng sức chịu đựng, thì ta phải cố gắng mà thay đổi.

Một con người xa lạ đến với ta từ một môi trường, một cuộc sống khác biệt chắc chắn sẽ có những điều rất khác biệt so với ta. Họ có gia đình, bạn bè, thói quen, sở thích, kiến thức và cả lý tưởng của riêng họ. Ta muốn thương yêu thì chỉ nên xin được tham dự vào cuộc đời của họ, chấp nhận và giúp đỡ. Chứ không phải ta tìm cách đẩy cuộc đời của họ ra, để đặt cuộc đời của ta vào và muốn làm chủ. Thế nên, dù ta với họ tuy hai mà một, nhưng ta với họ vẫn tuy một mà hai. "Là một" để hướng tới sự đồng điệu hòa hợp; "là hai" để hướng tới sự buông xả tự do. Buông xả là không thao túng hay giam hãm đời nhau, là cho nhau không gian để thở, để thảnh thơi, để hòa điệu với mọi người và sự sống.

Có giây phút Hường cũng từng muốn mang người mà mình thương yêu cất giấu vào một nơi nào đó, muốn người đó chỉ say mê chiều chuộng mình, nhất nhất theo ý mình. Muốn người ấy phải ở đó mãi trong tầm mắt của mình, muốn người đó lúc nào cũng nghĩ đến mình và chỉ thương nhớ mình. Nhưng cái muốn ấy quá ngây thơ, vì khát vọng tự do của mỗi người vô cùng lớn, càng bị giam hãm họ càng muốn thoát ra. Thương yêu mà kiểm soát nhau như lính gác kiểm soát tù nhân, thì tình yêu ấy không phải là tình yêu thực sự.

Mọi người thường nói: "Có yêu mới ghen". Nhưng trong tâm mỗi người đều có chứa hạt mầm ích kỷ và đời sống hôn nhân phải có những cam kết ràng buộc chắc chắn. Nhưng nếu ta để sự ích kỷ lớn mạnh đến mức lấn át hết mọi nghĩa tình, thì tình yêu sẽ dễ bị rạn nứt và đổ vỡ. Bản chất của tình yêu phải luôn là sự tự nguyện. Chút ghen hờn tinh tế có thể làm cho người kia thức tỉnh và vui sướng, vì họ thấy mình vẫn còn được thương yêu. Nhưng nếu ta để nó trở thành những trận cuồng phong không định hướng thì sẽ khiến người ta yêu mệt mỏi, thất vọng và chán nản.

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến một người ghen tuông cực đoan có lẽ là do họ mất niềm tin vào chính mình, vào bạn đời và vào mối quan hệ. Cũng có thể sự ghen tuông vô cớ xuất phát từ những tổn thương tâm lý ở quá khứ, có thể người đó từng là đứa trẻ thiếu tình yêu thương của cha mẹ hoặc từng bị phản bội nên luôn nghi ngờ, khó đặt niềm tin vào tình yêu. Nhưng dù lý do là gì, ghen tuông cực đoan, vô cớ không chỉ khiến người ghen lẫn người bị ghen khổ sở mà có thể đẩy mối quan hệ đến bờ tan vỡ, làm tổn thương tâm lý của con cái, thậm chí sinh ra những chuyện đau lòng.

Yêu thương thường dẫn đến cảm giác muốn sở hữu. Vì vậy, nếu có một người bạn đời hay ghen, có lẽ ta cần phải cảm thông, lắng nghe một cách kiên nhẫn, ngồi lại với nhau để chia sẻ cảm nhận của mình. Dìu nhau qua gian khó bằng cách làm cho bạn đời tự tin hơn vào chính mình, tự tin hơn vào tình yêu, có thể bằng những lời khen ngợi, bằng việc dành thêm thời gian cho gia đình, bằng những chăm sóc, quan tâm, thay vì chán nản, đẩy người ấy ra xa./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Có một ngày, ta trở về thăm chốn cũ, lặng yên bên thềm giếng xưa, chiếc giếng khơi vẫn một mình đứng đó, cất giữ giùm ta bao kỷ niệm, bao ký ức thân thương, đợi ta trở về.

Đôi ta là nghĩa tào khang/ Xuống khe bắt ốc lên rừng hái rau. Có một người con luôn nhớ mẹ hay nói câu đó trước khi bắt đầu kể chuyện của bố và mẹ. Không hiểu sao mỗi lần mẹ kể là mỗi lần mưa dầm, cũng có thể mẹ chọn ngày mưa dầm để kể, cho nó hợp với câu chuyện, kiểu vậy.

Khi mọi loài hoa khác đã héo tàn hoặc thu mình cho qua mùa giá rét thì hoa dã quỳ lại bừng nở vàng tươi giữa cao nguyên mang đến cảm giác quyến rũ đến lạ thường.

Có muôn ngàn cách để kể về ba. Là chiếc lưng biến hóa thần kỳ thành ngựa cho con cưỡi nhong nhong. Là anh hùng dũng cảm giải cứu khi con mắc kẹt. Là siêu nhân giúp con hướng đến những việc làm tử tế. Nhưng với một người con, trên hết, ba là ánh nắng ấm áp chở che suốt cuộc đời này.

Quê hương là nơi mà chúng ta luôn muốn trở về khi mệt mỏi. Là nơi có vòng tay ba mẹ, của bạn bè, bà con hàng xóm yêu thương che chở. Là nơi có ngõ nhỏ heo may, cỏ dâng ngập lối, nơi có cây sung gốc đa còng lưng cõng tuổi, là bờ ao có con chuồn chuồn ớt nằm lim dim đợi nắng....

Hôm nay, khi ngồi lại với chính mình, tôi cảm thấy như vừa mở ra một cuốn sách cuộc đời, mỗi trang là một dấu ấn, mỗi chương là một câu chuyện đáng nhớ. Thời gian cứ thế trôi đi, và mỗi năm qua, tôi lại có dịp ngẫm lại những bước đi của mình. Những lần vấp ngã rồi đứng lên, những khoảnh khắc vui buồn đan xen, tất cả như một bức tranh sống động, đầy màu sắc. Tôi tự hỏi mình: mình đã trưởng thành hơn bao nhiêu?