Ghép tạng điều kỳ diệu của y học

Ghép mô tạng là điều kỳ diệu của y học, đặc biệt đối với các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, hiểm nghèo, đồng thời là một trong những thành tựu quan trọng của ngành Y tế mỗi nước. Dù công tác ghép tạng của Việt Nam xuất phát sau thế giới 40 năm, nhưng lại có tốc độ phát triển vượt bậc. Với nỗ lực không ngừng nghỉ, ngành Y tế Việt Nam đã đạt nhiều thành công vượt trội trong lĩnh vực ghép tạng, ghi dấu ấn trên bản đồ y khoa thế giới.

Ngày 27/2 hàng năm là dịp để mọi người dân Việt Nam được chia sẻ, thể hiện lòng kính trọng và sự biết ơn đến những người công tác trong ngành Y một lòng tận tâm cống hiến, không quản hy sinh vì sức khỏe, tính mạng và tương lai của người dân. Cảm ơn những người đang khoác trên mình chiếc áo trắng, cảm ơn vì đã giữ lại tính mạng cho bao người.

Y bác sĩ vẫn tận tình cứu bệnh nhân cả dịp 30 Tết.
Y bác sĩ vẫn tận tình cứu bệnh nhân cả dịp 30 Tết.

30 Tết Giáp Thìn, tạm gác lại những giờ phút quây quần bên gia đình, hàng trăm y bác sỹ của Bệnh viện quân đội Trung ương 108 đã lấy - ghép đa tạng từ người cho chết não. Trong đó, 2 lá phổi đã được chuyển đến Bệnh viện Phổi Trung ương, dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện E, Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Tim Hà Nội, đem lại nụ cười cho một nữ sinh 21 tuổi, em đã tự thực hiện những hơi thở đầu tiên từ hai lá phổi mới.

Nữ sinh 21 tuổi tự thực hiện những hơi thở đầu tiên từ hai lá phổi mới.
Nữ sinh 21 tuổi tự thực hiện những hơi thở đầu tiên từ hai lá phổi mới.

Trước đó, đầu tháng 1, từ nguồn tạng hiến của 2 bệnh nhân chết não, trong vòng chưa đầy 24h giờ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện liên tiếp 8 cuộc đại phẫu với 10 bàn mổ, ghép tạng cứu sống 8 người, trong đó bé gái 8 tuổi nặng vỏn vẹn 18kg đã hồi sinh nhờ ghép tim thành công.

Nếu như hơn 30 năm trước, ghép tạng còn là ước mơ đối với người bệnh bị suy tạng và giới y học Việt Nam, thì đến nay, ngành ghép mô tạng của Việt Nam đã bắt kịp thế giới. Những thành công của những ca ghép tim, ghép phổi gần đây thậm chí được thế giới ghi nhận, dù bắt đầu chậm hơn gần nửa thế kỷ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hôm nay 21/12, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Hội Nghệ sĩ trẻ Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh "Tiếp cận y tế toàn diện - Vì một Việt Nam khỏe mạnh", với sự tham gia của hơn 3.000 thanh niên và người dân Thủ đô.

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi. Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị “Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản - phụ khoa Hà Nội lần thứ 12 năm 2024” do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức sáng 20/12.

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận vừa thông tin về tiến độ của 2 bệnh viện "nghìn tỷ" là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).

Bốn nạn nhân nặng trong vụ phóng hoả vừa xảy ra ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, được điều trị chuyên sâu tại Bệnh viện Bạch Mai, sức khoẻ đang tiến triển tốt.

Bệnh viện đa khoa Thanh Trì và Bệnh viện Thanh Nhàn vừa ký kết hợp tác toàn diện trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.

Hôm qua (19/12), Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tiếp tục khai trương thêm một bệnh viện đa khoa hiện đại điều trị hiếm muộn tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.