Ghi nhận ca viêm não Nhật Bản thứ hai ở Hà Nội
Đến ngày 19/9, cháu bé được đưa đến Bệnh viện Nhi trung ương. Kết quả xét nghiệm ngày 29/9 cho thấy, bé trai dương tính với virus viêm não Nhật Bản.
Trước đó, Hà Nội đã ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc viêm não Nhật Bản là một bé trai 5 tuổi ở huyện Phúc Thọ. Như vậy, từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội đã có 2 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản (giảm 50% so với cùng kỳ năm 2022).
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương, đây là bệnh viêm cấp tính tổ chức não do virus viêm não Nhật Bản gây nên. Virus này xuất hiện ở các loại gia súc như lợn, ngựa và chim. Muỗi đốt các loài động vật mang virus, sau đó đốt sang người sẽ truyền vi rút viêm não Nhật Bản.
Viêm não Nhật Bản có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em từ 2 đến 8 tuổi. Đây được xem là một trong những bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong và di chứng cao ở trẻ nhỏ (từ 25-35%). Những di chứng này khiến người bệnh giảm khả năng giao tiếp, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Nếu trẻ có các biểu hiện nghi ngờ như sốt, đau đầu, buồn nôn, đặc biệt với trẻ có biểu hiện co giật, rối loạn ý thức, cần cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Cách phòng tránh bệnh viêm não Nhật Bản hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng bệnh. Ngoài ra, cần cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, nâng cao sức đề kháng, nằm màn tránh muỗi đốt, giữ vệ sinh môi trường nơi ở thông thoáng, sạch sẽ.
Các bác sĩ cũng lưu ý các bà mẹ có con lớn tuổi mắc viêm não Nhật Bản hầu hết đều cho rằng, con được tiêm phòng 3 mũi đến 2 tuổi là đủ. Đây là quan niệm sai lầm khiến gia tăng trẻ lớn mắc bệnh. Các bậc cha mẹ nên tiêm phòng cho con mình đầy đủ và tiêm nhắc lại 3-5 năm một lần đến năm 15 tuổi./.
Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.
Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.
0