Giá cà phê Việt tiếp tục giữ mức cao kỷ lục

Giá cà phê trên thị trường toàn cầu đang trải qua những ngày tăng 'chóng mặt'. Tại thị trường trong nước, mức giá thu mua cà phê đạt gần 70.000 đồng/kg. Đây là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử ngành cà phê Việt Nam.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/2/2023, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe - London kỳ hạn giao tháng 1 tăng 136 USD, lên 2.960 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 cũng tăng 136 USD, lên 2.932 USD/tấn. Đây là mức giá cao kỷ lục từ trước tới nay.

Trên sàn ICE US - New York, giá cà phê Arabica cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao tháng 3 tăng thêm 11,30 cent, lên 202,40 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 tăng thêm 11,55 cent, lên 199,60 cent/lb, các mức tăng cũng cực mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Tại thị trường trong nước, ngày 19/12/2023, giá cà phê nhân xô ở các tỉnh Tây nguyên đã tăng thêm 2.500 - 2.700 đồng/kg

Tại thị trường trong nước, ngày 19/12/2023, giá cà phê nhân xô ở các tỉnh Tây nguyên đã tăng thêm 2.500 - 2.700 đồng/kg, lên dao động trong khung 68.900 - 69.600 đồng/kg. Giới chuyên gia dự báo, từ nay đến giữa năm 2023, nếu các nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục giảm lãi suất, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi, bởi đây là lúc các nhà rang xay trên thế giới mua tích trữ nên giá cà phê sẽ tiếp tục tăng cao trong những tháng đầu năm 2024.

Theo báo cáo của Bộ phận Nông nghiệp nước ngoài (FAS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), nguồn cung cà phê cà phê Robusta cho thị trường tiêu thụ toàn cầu từ các nước sản xuất chính ở khu vực Đông Nam Á có khả năng giảm đã thúc đẩy các quỹ và đầu cơ quay lại thị trường kỳ hạn tăng mua, tuy nhiên, khối lượng chưa nhiều do sự thận trọng từ vấn đề lãi suất tiền tệ.

Tại Việt Nam, FAS ước tính sản lượng niên vụ 2023/2024 sẽ giảm xuống 27,8 triệu bao từ ước tính 31,3 triệu bao hồi tháng 5/2023 do thời tiết không thuận lợi. Ước tính tồn kho gối vụ chuyển sang giảm xuống chỉ còn 390.000 bao thay vì 2,76 triệu bao như ước tính trước đó.

FAS cũng dự báo tổng sản lượng cà phê của Indonesia niên vụ 2023/2024 sẽ giảm 18,14% so với niên vụ cà phê 2022/2023 trước đó, xuống ở mức 9,7 triệu bao. Dự kiến, Indonesia sẽ ưu tiên cà phê nguyên liệu cho ngành công nghiệp trong nước, chỉ dành cho xuất khẩu khoảng 5 triệu bao cà phê hạt, giảm tới 35,02% so với niên vụ trước.

Trong niên vụ cà phê 2022/2023 (tính từ tháng 10/2022 đến hết tháng 9/2023), ngành cà phê Việt Nam đã lập kỷ lục xuất khẩu hơn 4 tỷ USD, dù sản lượng giảm.

Theo số liệu Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 11/2023 đạt 80 nghìn tấn, trị giá 252 triệu USD, tăng 83,0% về lượng và tăng 59,9% về trị giá so với tháng 10/2023, so với tháng 11/2022 giảm 37,9% về lượng và giảm 17,5% về trị giá.

Tính chung 11 tháng của năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt xấp xỉ 1,38 triệu tấn, trị giá 3,54 tỷ USD, giảm 12,9% về lượng và giảm 2,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam trong 11 tháng ước đạt mức 2.570 USD/tấn, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam, diện tích cà phê nước ta đang bị thu hẹp tại nhiều vùng trồng trọng điểm, trong niên vụ 2023/2024, sản lượng cà phê của Việt Nam dự kiến sẽ giảm xuống ở mức khoảng 1,6 - 1,7 triệu tấn, so với mức 1,78 triệu tấn của niên vụ 2022/2023. Hiện Việt Nam hiện đứng thứ 6 thế giới về diện tích cây cà phê, nhưng là quốc gia xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới.

Tháng 12/2023, giá cà phê Robusta tại thị trường nội địa tăng mạnh so với cuối tháng 11/2023. Ngày 17/12, thị trường trong nước ghi nhận tăng 6.200 - 7.000 đồng/kg so với ngày 1/12. Đến ngày 20/12, mức giá thu mua cà phê đạt gần 70.000 đồng/kg. Đây là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử ngành cà phê Việt Nam.

Giá cà phê nội địa đang duy trì mức cao vào đầu vụ do nhu cầu mua lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp FDI. Trước thực trạng này, nhiều dự báo cho thấy, từ nay đến hết tháng 4/2024 (khi Indonesia vào vụ mới), tình trạng nguồn cung khan hiếm vẫn diễn ra, khiến giá cà phê nội địa của Việt Nam sẽ tăng ít nhất đến tháng 4/2024.

Đáng chú ý, thời điểm này chỉ có Việt Nam đang thu hoạch cà phê Robusta, cà phê của các nước khác như Indonesia hay Brazil phải qua tháng 4 đến tháng 7/2024 mới thu hoạch. Không những vậy, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và người dân chuyển đổi sang cây trồng khác nên nguồn cung cà phê Việt Nam, nước có sản lượng Robusta lớn nhất thế giới, cũng suy giảm trong các năm gần đây càng làm tình hình cung ứng hạn chế, góp phần đẩy giá lên cao.

Nhiều chuyên gia đầu ngành dự báo giá cà phê xuất khẩu của nước ta được cho là duy trì ở mức cao, thậm chí có thể lập đỉnh mới trong năm 2024 do những lo ngại về nguồn cung cà phê toàn cầu. Dự báo xuất khẩu có thể thu về từ 5 tỷ USD vào năm 2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.

Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.

Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".

Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.